Người cổ đại được biết đến với lối sống bình hòa, tĩnh tại và trường thọ. Tuy nhiên, bí quyết của họ lại không nằm ở việc chú trọng ăn uống hay tập luyện thể thao như con người hiện đại ngày nay…
Ăn nhiều không có nghĩa sẽ khỏe mạnh hơn
Người Trung Hoa cổ đại chỉ ăn hai bữa mỗi ngày với một lượng đồ ăn rất ít. Họ cũng ít khi ăn thịt và điều này giúp cho hệ tiêu hóa của họ tốt hơn. Từ thời xa xưa, đã có rất nhiều ví dụ về những người do ăn uống vô độ mà mắc các loại bệnh tật, sau đó có thể hồi phục trở lại nhờ một chế độ ăn kiêng với nhiều rau quả.
Việc ăn uống rất quan trọng và có thể coi như một phần của văn hóa dưỡng sinh của người cổ đại. Xưa kia, Nhan Hồi, một đồ đệ nổi tiếng của Khổng Tử chỉ ăn rất ít và uống nước mỗi ngày, ông cho rằng như vậy đã là đầy đủ rồi. Có người chỉ ăn một chén cơm nhỏ và dưa leo cho mỗi bữa ăn nhưng ngoại hình trẻ trung như mới hơn 20, mặc dù đã ngoài 40 tuổi và có một sức khỏe tuyệt hảo.
Người cổ đại coi việc ăn uống điều độ như một cách để giảm dục vọng ham muốn, làm nhạt đi khẩu vị, không ăn quá nhiều, giảm số lần ăn một ngày và chỉ người lớn tuổi mới ăn chút thịt.
Họ tin rằng bệnh tật chính là do ăn uống quá thường xuyên, ăn tạp và ăn quá mức. Người xưa đánh giá sức khỏe của một người qua năng lượng sống, sức khỏe tinh thần của người đó hơn là một thân hình đẫy đà.
Đồ ăn có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống?
Điều dễ nhận thấy là: Trong xã hội hiện đại con người có xu hướng ăn ngày càng nhiều thịt và các sản vật sơn hào hải vị từ động vật nói chung. Thậm chí đối với người ăn kiêng giảm béo thì thịt trở thành món ăn hàng đầu để cung cấp năng lượng và nói ‘không’ với ngũ cốc.
Một sự thật khác là con người hiện đại ngày càng trở nên nóng giận, cáu gắt, căng thẳng, và bệnh tật trở thành một phần tất yếu của cuộc đời. Bệnh hiểm nghèo như ung thư chưa bao giờ phổ biến hơn thế.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa việc sát sinh động vật và sự hung hãn, căng thẳng của con người khi tiêu thụ các sản phẩm – thực chất là hậu quả của việc con vật bị chết trong đau đớn khi bị giết thịt.
Phật gia tin rằng con người sống trong vòng luân hồi. Luân hồi có nghĩa là đời này là người, đời sau có thể là động vật, thực vật… Như vậy một sinh mệnh là động vật trong đời này, rất có thể là người trong đời trước đầu thai mà thành.
Trong khi hầu hết những người ăn chay cho rằng họ trở nên thuần tịnh, điềm tĩnh và tâm thái an hoà hơn nhiều khi không sử dụng các sản phẩm động vật.
Khi nhịp sống của bạn chậm lại, tinh thần bạn yên bình với rất ít ham muốn thì cơ thể sẽ tự điều tiết. Bạn tự nhiên sẽ thấy rằng mình cần ăn rất ít, ít khi nhiễm bệnh và bảo trì sức khỏe tốt hơn. Khi đó, chỉ một chiếc bánh bao nhỏ cũng sẽ có hương vị tuyệt hảo nếu bạn thưởng thức nó với một tâm thái an bình.
Ngủ vừa đủ
Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày dường như đã trở thành quan niệm khoa học thường thức và một lối sống tiêu chuẩn của người hiện đại. Trên thực tế, những người ít ham muốn và sống với một nội tâm yên bình sẽ không cần ngủ nhiều đến thế. Thay vào đó, trước khi nằm xuống giường, người xưa sẽ tập trung hướng nội, nhìn lại bản thân mình để làm cho tâm trí trở nên yên tĩnh.
Một ngày của người xưa trôi qua với rất ít xung đột và một tâm hồn bình thản. Vì thế, họ dễ dàng ngủ một giấc thật sâu ngay khi ngả lưng xuống giường và thức dậy từ rất sớm mà không cần đồng hồ báo thức vào buổi sáng.
Dưỡng tâm để sống khỏe hơn
Người hiện đại chúng ta cho rằng luyện tập thể thao, tăng cường vận động có thể giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, nhưng thực tế người ta vẫn có thể bị bệnh. Người xưa coi việc dưỡng tâm chính là cách phòng bệnh tốt nhất nên họ luyện tập thư pháp, thư họa, võ thuật, thiền định và chơi cổ cầm.
Điểm chính yếu nhất của đạo dưỡng sinh chính là giữ cho thân thể và tinh thần hài hòa.
Các danh nhân nổi tiếng trong lịch sử, mặc dù chìm nổi trong chốn quan trường nhưng họ vẫn giữ được một tinh thần lạc quan, khoáng đạt. Bởi có một phương pháp dưỡng sinh mà họ luôn tôn sùng, đó chính là thiền định.
Vào triều đại thời Nam Tống, nhà thơ yêu nước Lục Du tu tập liệu pháp dưỡng sinh thiền định, đến khi tuổi gần 90 nhưng thi hứng vẫn trào dâng, không chỉ để lại số lượng lớn thơ ca yêu nước, còn ghi chép lại những tâm đắc tu dưỡng của chính mình.
Tô Thức, hiệu Đông Pha, tự là Tử Chiêm, là nhà thơ và là chính trị gia trứ danh thời Bắc Tống. Cả đời Tô Thức chìm nổi trong quan trường, nhưng vẫn có thể bảo trì được tâm tính khoáng đạt, lạc quan. Tô Thức đối với dưỡng sinh có rất nhiều nghiên cứu, trong “Đông Pha dưỡng sinh tập” có ghi lại, nói rằng mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, ông liền lập tức ngồi dậy, chân xếp bằng đả tọa. Trong bài “Ti mệnh cung dương đạo sĩ tức hiên” có một câu: “Vô sự thử tĩnh tọa, nhất nhật tự lưỡng nhật”, ý rằng: Không suy nghĩ gì mà ngồi tĩnh tọa, một ngày tựa như hai ngày.
Tăng Quốc Phiên là chính trị gia nổi tiếng đời nhà Thanh, cũng là nhân vật có sức ảnh hưởng lớn trong lịch sử Trung Quốc. Phương pháp dưỡng sinh tĩnh tọa là một trong “Tu pháp thập nhị khóa” của Tăng Quốc Phiên. Mỗi ngày không kể bận rộn đến đâu, ông đều dành một khoảng thời gian nhất định để tĩnh tọa dưỡng sinh, ngồi nghiêm chỉnh, trấn tĩnh, vững chắc như bảo đỉnh.
Nhà thơ nổi tiếng thời Đường Bạch Cư Dị, chìm nổi trong chốn quan trường vài thập niên, đến lúc tuổi già với bản tính đạm bạc trời sinh, thường thường tĩnh tọa tu thân, đến năm 80 tuổi vẫn tai thính mắt tinh.
Tiền Mục (1895-1990), một nhà trí thức nổi tiếng của Trung Hoa thế