ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
5 điều dối trá lớn nhất trong sách giáo khoa Trung Quốc (P2)
Thursday, May 21, 2020 22:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Kể từ khi bùng phát dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, thường được biết đến là Covid-19, thế giới đã tỏ ra hoài nghi về số ca lây nhiễm và tử vong theo báo cáo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trên thực tế, đây không phải là lần đầu chính quyền toàn trị này đối mặt với sự ngờ vực của thế giới vì tuyên truyền thông tin sai lệch trong các vấn đề liên quan đến tình trạng khẩn cấp sức khỏe toàn cầu: Năm 2003, chính quyền này cũng đã che đậy thông tin về dịch SARS.

Nhưng liệu có bao nhiêu người nhận thức được rằng, ngay cả sách giáo khoa Trung Quốc cũng chứa đựng những thông tin sai lệch có chủ đích về lịch sử Trung Quốc và thế giới? 

Trong phần 1, chúng ta đã bàn đến đoạn lịch sử cải biên trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật, Nạn Đói Lớn và cuộc thảm sát các sinh viên ủng hộ dân chủ trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Ở phần này, chúng ta đề cập đến 2 điều dối trá tiếp theo.

Điều dối trá thứ 4:  Tẩy chay tín ngưỡng

ĐCSTQ, nổi tiếng với việc thúc đẩy chủ nghĩa vô thần, tuyên bố rằng tôn giáo là một loại “thuốc phiện tinh thần” có thể làm mê muội trí óc người ta. Kể từ khi lên nắm quyền, ĐCSTQ đã ra lệnh đàn áp các tôn giáo và các nhóm tín ngưỡng. Cho đến nay, các cuộc đàn áp tôn giáo vẫn tiếp diễn ở Trung Quốc. Các đảng viên, bao gồm các quan chức nghỉ hưu, ai cũng bị tẩy não vô số lần rằng họ không nên tin vào các tôn giáo.

Theo báo cáo của BBC, kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã đã dẫn lời một quan chức, nói: “Có những quy định rõ ràng nói rằng các cán bộ và đảng viên đã nghỉ hưu không được tin vào tôn giáo, không được tham gia các hoạt động tôn giáo, và phải kiên quyết chống lại các giáo phái.”

Giáo viên Trung Quốc thường xuyên được yêu cầu tra xét các học sinh của mình về các thành viên trong gia đình các em liệu có tham gia các hoạt động tôn giáo nào hay không, theo báo cáo tháng 3/2019 của Bitter Winter, một tạp chí về tự do tín ngưỡng và nhân quyền ở Trung Quốc. Tạp chí này viết rằng một số sĩ quan cảnh sát thậm chí đã đến một trường tiểu học ở Bắc Kinh để thẩm vấn các học sinh lớp sáu, hỏi các em rằng các thành viên trong gia đình có ai có tín ngưỡng không. Họ thậm chí đã chi tiền mua chuộc các em để thu thập các thông tin này.

Tại thành phố Shangqiu, tỉnh Hà Nam, một vài học sinh cấp hai đã được yêu cầu ký tên lên một biểu ngữ, cam kết không tin vào thần linh. Họ cũng bị đe dọa đuổi học nếu bị phát hiện theo tôn giáo.


Học sinh đang tập đọc tại trường tiểu học “Hồng quân” Yang Dezhi ở Wenshui, huyện Xishui, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, vào ngày 7/11/2016. Năm 2008, Yang Dezhi được chỉ định là “trường tiểu học Hồng Quân” – tài trợ bởi “giới quý tộc đỏ” của Trung Quốc, những nhà lãnh đạo đảng thời cách mạng và gia tộc của họ, một trong nhiều tổ chức như vậy đã được thành lập trên cả nước (ảnh: AFP via Getty Images).

Những chính sách như vậy đã tạo nên bầu không khí căng thẳng ở một số gia đình. Một phụ nữ Trung Quốc theo Kitô giáo đã nói với tạp chí Bitter Winter rằng con trai bà đã bị giáo viên của mình tuyên truyền đến mức tin rằng bà [đại diện cho những người theo Ki tô giáo] sẽ bỏ rơi cậu và thậm chí có thể tự thiêu. 

“Trước khi khai giảng, tôi đã nói với con về việc Chúa sáng tạo ra loài người, và con tôi khá tin vào điều đó,” người phụ nữ nói. “Nhưng sau khi được dạy ở trường, con tôi như biến thành một người khác. Ở xã hội Trung Quốc vô thần, những đứa trẻ ngây thơ và trong trắng này đã được dạy để thù hận Chúa.”

Một học sinh tiểu học khác ở tỉnh Hà Bắc đã cố gắng thuyết phục người cha theo Kitô giáo của mình không tin vào Chúa. “Nó [lòng tin vào Chúa] sẽ chỉ dẫn đến kết cục tối tăm. Nếu bố tham dự các buổi Thánh lễ, bố sẽ bị bắt,” cậu bé nói với cha, theo Bitter Winter.

Video: Tổng thống Trump cam kết bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng

videoinfo__video3.dkn.tv||18bdf6f73__

Ad will display in 09 seconds

Điều dối trá thứ 5: Vụ tự thiêu ở Thiên An Môn

Ngày 23/1/2001, một ngày trước Tết Nguyên đán, truyền thông nhà nước Trung Quốc đồng loạt đưa tin một số học viên Pháp Luân Công, bao gồm một bé gái 12 tuổi, đã tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn. Vụ việc này sau đó đã được đưa vào sách giáo khoa tiểu học Trung Quốc để kích động các em thù hận môn tập.


Ảnh chụp một trong sách giáo khoa đạo đức cấp tiểu học bản in tháng 11 năm 2003, đề cập đến vụ tự thiêu tại quảng trường Thiên An Môn (ảnh: Minh Huệ).

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tập luyện tinh thần bao gồm 5 bài tập khí công và các bài giảng đạo đức xoay quanh nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”. Chỉ trong vòng năm năm sau khi được giới thiệu ra công chúng vào năm 1992, đã có tới 70 triệu người tại Trung Quốc theo tập. Lo sợ sự phổ biến ngày càng rộng khắp và những lời giảng về đạo đức của Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã phát động một cuộc đàn áp tàn bạo môn tập vào tháng 7/1999; cuộc bức hại đã khiến hàng triệu học viên bị bắt giữ, giam cầm và tra tấn.

Khi cuộc đàn áp mới bắt đầu, nhiều người dân Trung Quốc đã bày tỏ sự cảm thông đối với tình cảnh các học viên Pháp Luân Công. Tuy nhiên, quần chúng đã quay ngoắt thái độ, đột ngột trở nên giận dữ sau nỗ lực tuyên truyền vụ tự thiêu của nhóm người tự nhận là học viên Pháp Luân Công nhằm mục đích “lên thiên đường” được phát sóng rộng rãi ở Trung Quốc thông qua các phương tiện truyền thông nhà nước.


Các em nhỏ tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc đại lục trước cuộc bức hại năm 1999 (ảnh: The Epoch Times).

Một tuần sau khi được báo cáo, tin tức về việc vụ tự thiêu được dàn dựng đã bắt đầu xuất hiện trên mạng – số lượng người tự thiêu đột nhiên tăng từ 5 người ban đầu lên 7 người khi video về sự kiện được phát trên CCTV. Ngoài ra, tờ The Washington Post đưa tin hôm 4/2/2001 rằng hàng xóm của hai người được cho là tự thiêu – Lưu Xuân Linh, 36 tuổi và cô con gái 12 tuổi, Lưu Tư Ảnh – cho biết họ chưa từng nhìn thấy hai người tập Pháp Luân Công bao giờ.

Người hàng xóm kể cho phóng viên nghe về một sự cố trong đó cô Lưu đánh người mẹ nuôi 78 tuổi của mình. 

“Có một cái gì đó không bình thường [ở Lưu Xuân Linh]”, người hàng xóm nói. “Cô ấy đánh mẹ mình, mẹ cô ấy đã khóc và la hét. Cô ta cũng đánh con gái nữa”. 

Hành vi của cô ta mâu thuẫn với những gì được Pháp Luân Công dạy, tức các nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn. Báo cáo của Washington Post cũng cho biết chỉ có truyền thông nhà nước Trung Quốc mới được phép phỏng vấn những người sống sót và tương tác với người thân của họ.


Ảnh chụp một trong sách giáo khoa đạo đức cấp tiểu học bản in tháng 11 năm 2003, đề cập đến vụ tự thiêu tại quảng trường Thiên An Môn (ảnh: Minh Huệ).

Có nhiều bằng chứng cho thấy vụ tự thiêu đã được dàn dựng. Các phóng viên nước ngoài đã quen thuộc với Quảng trường Thiên An Môn cho biết cảnh sát thường không mang theo bình chữa cháy khi làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, đoạn phim sự kiện lại cho thấy cảnh sát đã có thể nhanh chóng dập lửa bằng bình chữa cháy. Vụ việc sau đó đã được mổ xẻ và làm thành một bộ phim tài liệu có tên “Lửa Giả”. Bộ phim này đã giành được một giải thưởng danh dự tại Liên hoan phim quốc tế Columbia lần thứ 51 vì đã phơi bày được sự kiện bi thảm vào tháng 11/2003.

Phim ngắn “Lửa Giả”:

Tuy nhiên, bất chấp tất cả các bằng chứng, nhiều người dân Trung Quốc vẫn không biết được sự thật do “Vạn lý Tường lửa”, một công cụ kiểm duyệt internet ở Trung Quốc.

Theo Epoch Times
Hương Thảo dịch, Quý Khải biên tập

The post 5 điều dối trá lớn nhất trong sách giáo khoa Trung Quốc (P2) appeared first on Đại Kỷ Nguyên.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.