ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Những gì cần biết về sữa cho trẻ em
Friday, July 7, 2017 13:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Không gì bằng sữa mẹ : 
Điều cần biết đầu tiên trong việc nuôi trẻ, ít ra là cho đến 6 tháng, là : không gì bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, không nên bị ám ảnh bởi việc ấy, và, nếu những điều kiện thực tế không thuận lợi cho việc cho con bú, thì nên chuyển sang sữa bột “công thức”. 
Có ba loại sữa bột “công thức” : 
- Từ 0 đến 6 tháng
- Từ 6 tháng đến 1 năm
- Từ 1 tuổi đến 3 tuổi 
Không nên cho bé dùng sữa bò trước một tuổi 
Vì những lý do sau : 
- Sữa bò có quá nhiều chất đạm (ba lần hơn sữa mẹ) đối với chức năng thận chưa đủ phát triển của bé. Nhiều thống kê còn cho biết quá nhiều chất đạm trong những năm đầu cuộc sống có nhiều xác suất đưa đến mập phì. Ngoài ra, chất đạm trong sữa bò phần nhiều là caseine gồm những phân tử lớn, rất khó tiêu hóa. 
- Sữa bò đem lại quá nhiều acides béo (fatty acids) thuộc loại “no” (saturated) hại cho tim mạch, so vớiacides béo loại “không no” (unsaturated), đặc biệt là các loại omega 6 và omega 3, không thể thiếu cho sự phát triển của hệ thần kinh và nhiều cấu trúc cũng như công năng chủ yếu của cơ thể. 
- Sữa bò không đem lại đủ vitamines và sắt 
- Sữa bó có quá nhiều muối (sodium). 
Một vài lo ngại khác khi dùng sữa bò, là : 
- Kích thích tố (hormones) : 
Một cách tự nhiên, trong sữa của mọi loài có vú, đều có các hormones, như oestrogenes, progestrone prolactine, v.v… 
Cần nói là phần lớn các “kích thích tố tự nhiên” ấy sẽ bị vô hiệu hóa khi được hấp thụ qua miệng, bởi hệthống tiêu hóa. Mặt khác, các chất oestrogenes và prolactine giảm dần trong tiến trình tạo sữa. Kích thích tố progesterone thì tan trong mỡ, nên sự hiện diện của nó tỷ lệ với độ mỡ trong sữa (sữa không mỡ coi như không có hormone này). Có thể nói ảnh hưởng sinh học của các “hormones tự nhiên” gần như không trong cơ thể con người. 
Vấn đề là các hormones được thêm vào trong tiến trình chăn nuôi, đặc biệt là somatotropin, một kích thích tố thúc đẩy tăng trưởng. Luật pháp tại một số quốc gia (Canada, Cộng Đồng Âu Châu, Úc, Tân Tây Lan, Nhật …) cấm sử dụng chất này cho bò sữa. 
Tuy nhiên, điều này lại được nhiều quốc gia cho phép. Thí dụ một phần ba bò sữa tại Hoa Kỳ được cho kích thích tố somatotropin. Thêm vào đó, cơ quan FDA (food and drug administration) không bắt buộc phải ghi điều ấy trên bao bì. Thậm chí công ty sản xuất somatotropin còn kiện tất cả các hãng cạnh tranh « dám » ghi trên bao bì là sữa của mình “không có hormones” ! 
- Kháng sinh : 
Đây là một tai họa vì đưa đến việc thuốc kháng sinh dần dần vô hiệu đối với nhiều vi trùng nguy hiểm (1). Một số nhà chăn nuôi thêm thuốc kháng sinh vào thức ăn thường ngày của bò sữa để ngăn ngừa các chứng nhiễm trùng có thể gây trở ngại cho tiến trình sản xuất, làm giảm thu nhập. Điều này bị cấm tại nhiều quốc gia. Các con bò trong giai đoạn cho sữa, nếu bị nhiễm trùng cần được chữa trị bằng kháng sinh, đều phải bị cô lập, và sữa của chúng không được tiêu thụ cho đến khi thuốc kháng sinh bị đào thải. Tuy nhiên, luật pháp, cũng như khả năng kiểm soát việc thi hành các điều luật được ban hành, rất khác biệt giữa các quốc gia. Thí dụ như kháng sinh cho súc vật được bán tự do tại Hoa Kỳ, trong khi ởCanada, phải được một bác sĩ thú y kê đơn … 
- Thuốc trừ sâu và các độc chất khác như kim loại nặng : 
Các độc chất được thải ra môi trường có thể được tìm thấy trong nhiều thức ăn, trong đó có sữa bò và cả… sữa mẹ. Tại Pháp, cơ quan kiểm soát an toàn thực phẩm ANSES bày tỏ quan ngại đối với 9 hóa chất hiện diện ở mức độ cao hơn ấn định (2), trong số 670 hóa chất được họ theo dõi suốt 6 năm, và cho rằng rủi ro cho sức khỏe của trẻ em là điều có thể xảy ra, trong 7 trường hợp, đặc biệt là với các chất Aluminium (nhôm) và Cobalt (3). 
Người ta nghĩ rằng : trước 6 tháng, việc sử dụng sữa mẹ hay các “sữa công thức” có thể hạn chế sựthâm nhiễm của các độc chất trên. Sau 6 tháng, thì một trong những phương pháp phòng ngừa (có giá trịtương đối) là chọn thức ăn đến từ nhiều nguồn khác nhau. 
Từ một tuổi cho đến ba tuổi, sữa bò và sữa “công thức” loại “tăng trưởng” đều có thể được sử dụng : 
Tuy nhiên, một số biện minh cho sữa “tăng trưởng” có thể được ghi nhận : 
- Các loại sữa này được sản xuất dưới những luật pháp rõ ràng, với thành phần và phương thức chế tạođược ghi rõ trên bao bì, và sự hiện diện của các hóa chất độc hại được kiểm soát chặt chẽ. Các sản phẩm không đáp ứng được các điều kiện vừa kể, cần bị loại trừ. 
- Sữa tăng trưởng nhiều sắt hơn sữa bò, có khi đến 25 lần, khiến 350 ml sữa “tăng trưởng” đem lại số lượng sắt bằng 105 g thit bò. Một thống kê tại Pháp, trên các trẻ em từ 1 đến 10 tuổi cho biết có từ 10 đến 20 % bị thiếu sắt. Con số này lên đến 30 % trong các tầng lớp kinh tế kém. Thiếu sắt có thể đưa đến chứng “thiếu máu” (anemia), và được tin là góp phần vào việc làm chậm phát triển trí tuệ. Tuy nhiên có nghiên cứu cho biết các loại sữa chứa nhiều sắt và Vitamine C khi trải qua phương pháp diệt trùng Pasteur, lạicho ra nhiều “gốc tự do” (free radicals) có hại cho sức khỏe. Sự chừng mực, vì thế, phải là tiêu chuẩn … 
- Sữa tăng trưởng đem lại nhiều “aides béo cần yếu” (essential fatty acids) hơn sữa bò (thí dụ 500 mg acide linoleique thay vì 70 g, trong cùng tổng lượng chất béo). Đó là những hóa chất mà cơ thể không làm ra được, nhưng lại không thể thiếu, vì được dùng cho hệ thần kinh, màng tế bào, võng mạc và nhiềucông năng chủ yếu trong cơ thể. 
- Sữa tăng trưởng ít chất đạm (khoảng 2g/100 ml thay vì 3,3 g/100 ml) và muối, hơn sữa bò, thích hợphơn với chức năng thận còn chưa phát triển đủ của cháu bé. Đồng thời, như đã nói, việc ăn quá nhiều chất đạm trong những năm đầu cuộc sống sẽ làm tăng rủi ro mập phì. 
- Sữa tăng trưởng đem lại Vitamine D 40 lần nhiều hơn sữa bò, cùng với các Vitamine A, E, và C. 
Sau ba tuổi, sữa tăng trưởng không còn cần thiết. 
Tuy nhiên, cũng cần quan tâm đến chế ăn uống nói chung ! 
Dù chọn sữa bò hay sữa tăng trưởng, trước tiên vẫn cần để ý đến những quy định cơ bản trong chế độ ăn uống của các bé : 
- thịt cá chỉ một lần một ngày : 10 g từ 6 đến 9 tháng, 20 g từ 9 tháng đến 1 tuổi, 30 g từ 1 đến 3 tuổi. 
- Hạn chế muối, tức các thức ăn có vị mặn 
- Hạn chế thức ăn có vị ngọt 
- Hạn chế ăn vặt, chỉ ba bữa chính, và một bữa ăn nhẹ 
- Không ép buộc, tôn trọng ý thích của bé trong việc chọn các thức ăn mới 
- Đề nghị với bé chỉ một thức ăn mới mỗi lần 
- Kiên nhẫn, tránh phản ứng chống đối trong việc ăn uống 
- Bữa ăn, cùng với bố mẹ, anh chị … cần được đề cao như thời gian thư giãn, trao đổi, chia sẻ, vui đùa … giữa những người yêu thương gắn bó với nhau trong một gia đình. 
- Đa dạng hóa thức ăn trước 4 tuổi, để tránh trường hợp không ăn được thức ăn mới (néophobie alimentaire) giữa 4 và 9 tuổi 
tháng 4 2017 
Chú thích : 
(1) khi đưa kháng sinh vào một môi trường, thì nó sẽ loại trừ tất cả những vi trùng mà nó có thể tiêu diệt, tức là để lại trong môi trường ấy những vi trùng mà nó không tiêu diệt được. Các vi trùng này sẽ phát triển và thay thế nhóm vi trùng đâu tiên bằng một nhóm vi trùng mới không thể bị tiêu diệt bởi thuốckháng sinh đã được dùng. Thật ra, trong cơ thể người hay súc vật, thì trong đa số trường hợp, khi sốlượng vi trùng giảm bớt triệt để sau tác dụng của kháng sinh, thì các kháng thể của hệ thống miễn nhiễm, và một số cơ chế khác, sẽ tiêu diệt các vi trùng còn lại. 
(2) arsenic vô cơ, chì, kẽm, PCDD/F, PCB, mycotoxines T-2 & HT-2, acrylamide, déoxynivalénol và phó sản, furane 
(3) aluminium, cobalt, strontium, méthylmercure, sélénium, cadmium génistéine
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.