ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Hệ tiêu hoá bắt đầu từ đâu?
Friday, July 7, 2017 12:48
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Hệ tiêu hoá bắt đầu từ đâu? Từ mắt nhé, chứ không phải từ mồm. Nhìn thấy đồ ăn trên bàn, thông tin từ mắt được chuyển đến não và dạ dày. Khi nhai thức ăn, thêm thông tin được chuyển đi và các enzyme phù hợp được tiết ra. Theo logic các tình trạng sức khoẻ đều có thể cải thiện nếu hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn. 
Vaccine nên hay không?
Lấy ví dụ từ trường hợp của con trai mình, 10 tuổi, từng bị táo bón kinh niên cho tới tận năm 8 tuổi, đi đại tiện ra máu tươi, triền miên kháng sinh cho đến tận năm 8 tuổi, dị ứng thức ăn rất nặng. Tất cả các triệu chứng đều được cải thiện rõ nét kể từ khi mẹ từ bỏ các bác sĩ, tự học và chăm sóc cơ thể và hệ tiêu hoá của con. 
Quyển sách Nhân Tố Enzyme có rất nhiều thông tin hay và thiết thực cho những ai quan tâm tới hệ tiêu hoá.
Nhận thức này với mình rất thú vị: Ăn vào để có năng lượng. Tiêu hoá thức ăn rất tốn năng lượng. Đôi khi năng lượng dự trữ của cơ thể thay vì được dùng cho hệ đề kháng lại phải dùng để tiêu hoá thức ăn. Ba bữa một ngày, ăn thế cơ thể hấp thụ được bao nhiêu? Cơ thể được nuôi dưỡng trên chất lượng hấp thụ được. 
Các thông tin sau có thể giúp ích cho việc chăm sóc hệ tiêu hoá ngay lập tức. ƯU TIÊN số một là BỔ SUNG và nuôi vi khuẩn có lợi. 
Probiotic là vi khuẩn có lợi: Nên bổ sung hàng ngày, nên là men sống như kefir, dưa nhà muối hay kimchi do nhà tự làm. Số lượng và chất lượng của vi khuẩn có lợi thay đổi liên tục phụ thuộc vào những gì xuống đến ruột. Sau một lần uống kháng sinh, hệ vi sinh có thể mất đến 1 năm để trở lại trạng thái ban đầu. 
Chất xơ (prebiotic) là thức ăn nuôi vi khuẩn có lợi: mình vốn ăn rất nhiều rau nhưng ngưỡng lý tưởng một ngày là trên 40g chất xơ, tương đương với trên 1,5kg rau củ, tuỳ loại. Choáng. Giải pháp hiện tại của nhà mình là ép rau củ, lấy nước uống buổi sáng. Bã ép còn lại trộn bột làm bánh hoặc trộn dầu làm salad. Ngoài ra vẫn ăn rau trong bữa. 
Sẽ thú vị nếu mọi người tò mò về thời gian thức ăn đi vào và đi ra khỏi cơ thể. Đó là xác định thời gian tiêu hoá thức ăn (transit time). Hạt mè đen hay củ cải đỏ hoặc ngô, sẽ không tiêu hoá hoàn toàn. Sau khi ăn một trong những chất trên, theo dõi phân để xem sau bao lâu thì trong phân có lẫn bã hay màu là thời gian cơ thể tiêu hoá thức ăn. Lý tưởng là 12-18 tiếng (hiếm lắm). Sau khi cơ thể hấp thụ được dinh dưỡng, bã sẽ được thải ra ngoài cùng các loại cặn bã khác. Thời gian càng lâu thì các chất cặn bã sẽ tích tụ trong ruột và gây ra rất nhiều vấn đề bệnh tật cũng như hao tốn năng lượng để trung hoà các chất độc phát sinh.
Chất cộng sinh (symbiotic): do cơ thể tổng hợp được. 
Bác sĩ Russel Jaffe, là ngừời đưa ra con số 90 ngày và các thông tin ở trên để đánh giá và bắt đầu chăm hệ tiêu hoá, nhằm đạt được thời gian tiêu hoá thức ăn thấp nhất và tiết kiệm năng lượng cho cơ thể nhất. 
Một số thói quen ảnh hưởng xấu tới quá trình tiêu hoá thức ăn mà từ trước giờ mình không nghĩ gì cả. Uống nước hoặc ăn một bát súp 30 phút trước khi ăn sẽ giúp tăng axit dạ dày, tốt cho tiêu hoá. Tuy nhiên, ăn canh cùng với thức ăn sẽ làm loãng dịch dạ dầy, tăng thời gian tiêu hoá. Vitamin, khoáng chất hao hụt rất nhiều khi gặp nhiệt. 
Với con trai mình, xác định đường ruột của con bị tổn thương vì trước 8 tuổi, con uống quá, quá, quá nhiều kháng sinh (thật là đáng sợ, nếu mình biết những gì mình biết bây giờ, không đời nào). Vit C liều cao để chữa sưng tấy và viêm loét cấp tốc, phơi nắng, tập khí công, ăn nhiều rau, dưa. Sau 6 tháng thì ăn được thịt bò, tôm, trứng mà không bị biểu hiện lên da, phân đều và tốt. Để duy trì sức khoẻ, các loại hoa quả tươi, an toàn cần được ưu tiên bổ sung. 
Có một chi tiết mình đang tập trung giải quyết là con chưa nhai kỹ (di chứng hoặc lí do của chứng tự kỷ). Thức ăn không được nhai kỹ là mấu chốt của hệ tiêu hoá bị tổn thương. Nhai không đủ lâu thì men tiêu hoá ít hơn. Nhai không kỹ thì thức ăn không được nghiền nhỏ. Thức ăn to, men tiêu hoá ít thì thức ăn không được xử lí hết tới dạng cơ thể hấp thụ được ở ruột non. Mẩu thức ăn to xuống tới ruột già sẽ là thức ăn cho vi khuẩn có hại. Thêm kháng sinh, rượu bia hay stress thì vi khuẩn có lợi sẽ bị diệt và khuẩn có hại sẽ phát triển, môi trường vi sinh mất cân bằng. Hệ tiêu hoá hoạt động kém, cơ thể thiếu dinh dưỡng, lại phải sử lí chất độc từ cặn bã lưu cữu. Bệnh tật phát sinh, bệnh chồng bệnh.
Ăn vì ngon miệng (nhiều đường, nhiều phụ gia, bột nêm) hay ăn tươi, dễ tiêu, dễ hấp thụ??????
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.