ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bát phở 200 nghìn và cái tặc lưỡi tháng Giêng
Thursday, February 2, 2017 20:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Giá của một bát phở bình dân là bao nhiêu? 25 nghìn? 200 nghìn? hay lòng tin vào một thị trường cạnh tranh lành mạnh?


Cái giá của một bát phở là bao nhiêu? 25 nghìn? 200 nghìn? hay lòng tin vào một thị trường cạnh tranh lành mạnh?

Câu trả lời còn phụ thuộc vào thởi điểm khách hàng thưởng thức bát nước dùng có lèo tèo vài sợi phở và mấy miếng thịt lợn giả bò mỏng manh để tủ đông nhiều ngày? Nghe thì tưởng chừng phi lý nhưng đó lại là một thực trạng quen thuộc của thị trường những ngày đầu Xuân năm mới.

Mấy ngày vừa qua, người dân liên tiếp phản ánh về nạn “chặt chém” giá các món ăn ở một số quán ăn gần khu vực các khu du lịch, đền chùa. Đáng chú ý, một mảnh giấy được cho là hóa đơn tính tiền tại một quán ăn bình dân khu vực Phủ Lý, Hà Nam đã gây choáng hơn hết khi nhóm khách hàng phải trả tới 5 triệu đồng cho một bữa ăn mà bình thường giá không quá 1 triệu.

Cụ thể, theo giấy thanh toán của một nhóm khách: 22 bát phở được tính giá 200 ngàn đồng/bát, 22 cốc trà đá giá 20 ngàn đồng/cốc, 2 chai nước ngọt với giá không hề ngọt 80 ngàn đồng/chai.

Nhưng bất ngờ hơn, có nhiều người lại không lấy gì làm lạ khi nhìn thấy giá tiền trên trời kia với lý do: “Ngày Tết mà, chấp nhận thôi!”.

Chị Nguyễn Hoàng Yến – một người dân ở Hà Nội chia sẻ: “Mấy ngày đầu năm toàn bánh chưng thịt gà, muốn ra ngoài đổi món cho đỡ ngấy nhưng quán xá vẫn chưa mở nhiều, mình muốn ăn nên phải chấp nhận giá đắt. Chưa kể đi lễ chùa hay du lịch, nạn chặt chém nhanh nhản mấy chục năm qua năm nào cũng nói nhưng có dẹp được đâu”.

Ngẫm lại, Tết là dịp để mọi người quây quẩn, nghỉ ngơi sau cả năm lao động. Người dân Việt Nam vốn dĩ cũng quan niệm “tháng Giêng là tháng ăn chơi”, làm cả năm thì tiếc gì mấy đồng tiền tiêu Tết nên hầu bao cũng có phần xông xênh hơn. Chưa kể nếu bị chặt chém thì cũng bảo nhau “một điều nhịn chín điều lành”, đầu năm nên cũng không muốn đôi co cự cãi mất vui.

Có người cẩn thận hơn thì đến quán có bảng giá niêm yết để tránh mất tiền oan, hỏi giá trước cho yên tâm với giá thông thường 25 nghìn đồng/bát phở nhưng ăn xong mới tá hỏa biết rằng mức giá đó chỉ áp dụng cho bát đầu tiên, các suất khác vẫn được “chém” như bình thường.

Nhưng ở thời đại mà kinh tế phát triển không ngừng, sự cạnh tranh có thể “bóp chết” bất kỳ doanh nghiệp hay cá nhân nào làm ăn chộp giật, không vì lợi ích lâu dài. Khách hàng có thể chấp nhận trả tiền cho bữa ăn đắng ngắt ngày đầu năm nhưng đó chắc chắn là lần cuối cùng họ đến nhà hàng đó, thậm chí có thể chia sẻ thông tin để hàng nghìn người cùng tẩy chay.

Còn nhớ bát phở gà 300 nghìn “gây sốt cộng đồng mạng” hồi đầu năm trước cũng đã khiến quán ăn một phen “sống dở chết dở” rồi đi phân trần và bị cơ quan chức năng xử lý.

Niềm tin trong kinh doanh vẫn là một thứ xa xỉ mà không phải ông chủ nào cũng có thể bán được cho khách hàng.

Hoa Liên

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.