ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Thỏa thuận của Nga-Thổ-Iran sẽ phân Syria thành 3 vùng cát cứ?
Tuesday, January 3, 2017 15:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nhiều báo cáo lo ngại lệnh ngừng bắn ba bên giữa Moscow, Ankara và Tehran sẽ là cơ hội cho các nước này phân chia Syria thành 3 vùng kiểm soát khác nhau.

Cuối tháng trước, một nguồn tin được Reuters trích dẫn nói rằng Syria sẽ được chia thành các khu vực nằm dưới sự ảnh hưởng của các cường quốc khu vực và Tổng thống Bashar Assad sẽ vẫn tại nhiệm trong ít nhất là một vài năm nữa sau khi thỏa thuận giữa Moscow, Ankara và Tehran được ký kết.

“Thỏa thuận cho phép 3 nước có quyền tự chủ trong khu vực dựa trên cấu trúc liên bang được kiểm soát chính bởi chính phủ Assad”, báo cáo cho biết.

Nhiều chuyên gia bác bỏ viễn cảnh Syria bị phân chia sau thỏa thuận ngừng bắn Nga-Thổ-Iran.

Tuy nhiên nhà phân tích chính trị và ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Aydin Sezer cho rằng hiệp định ba bên nói trên không thể gây ra sự phân tách Syria thành 3 vùng ảnh hưởng từ Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, bởi nó cần phải tuân thủ Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, theo đó sự toàn vẹn lãnh thổ Syria phải được bảo tồn.

Hơn nữa, các quan chức Nga đã nhiều lần khẳng định cam kết của Moscow để giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria.

Nội dung chính sách đối ngoại mới của Nga công bố hồi đầu tháng Mười Hai cũng nhấn mạnh rằng Moscow sẽ giải quyết cuộc xung đột Syria hướng tới hòa bình, toàn vẹn lãnh thổ, độc lập và thống nhất.

“Thổ Nhĩ Kỳ cũng như Nga không muốn Syria bị chia cắt. Ankara trong dài hạn sẽ phải hợp tác với Nga về vấn đề Syria. Đây là quan điểm của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và của người dân Thổ Nhĩ Kỳ”, Sezer nói với RIA Novosti.

Các chuyên gia cũng lưu ý rằng mặc dù Ankara từng kiên định với mục tiêu “Assad phải đi”, nhưng giờ đây lập trường thực tế về vấn đề này không còn cứng như trước.

“Đảng Liên minh Dân chủ người Kurd (PYD) là mối đe dọa nghiêm trọng đến Thổ Nhĩ Kỳ hơn so với vấn đề Assad. Ankara có thể đồng ý về một giai đoạn chuyển tiếp dưới thời Assad. Tuy nhiên, trong dài hạn, ông ấy vẫn phải ra đi. Đây là những gì Thổ Nhĩ Kỳ muốn”, chuyên gia này nói thêm rằng Nga và Iran có cái nhìn khác nhau về tình hình.

Các thỏa thuận mới nhất về Syria đã được công bố bởi Tổng thống Nga Vladimir Putin vào hôm 29/12. Ba bên tham gia bao gồm Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đạt được thỏa thuận ngừng bắn ký kết giữa chính phủ Syria và phe đối lập vũ trang.

Ngoài thống nhất các biện pháp nhằm giám sát việc ngừng bắn, cả ba nhà nước đã sẵn sàng khởi động các cuộc đàm phán hòa bình để sớm kết thúc cuộc chiến.

Tuy nhiên Sezer nhấn mạnh rằng thỏa thuận ngừng bắn hiện tại vẫn chưa đầy đủ vì nó chỉ liên quan đến cái gọi là phe đối lập ôn hòa. Nhiều lực lượng cực đoan khác trên khắp Syria đã không tham gia thỏa thuận này.

“Tuy nhiên, thỏa thuận ngừng bắn là một bước đi đúng đắn. Nó đánh dấu mốc quan trọng rằng Ankara và Moscow đã có các bước cụ thể về việc giải quyết Syria”, ông nói thêm.

Các nhà phân tích nhấn mạnh rằng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang thiết lập cách tiếp cận mới để thỏa hiệp với các nhóm vũ trang hoạt động trên khắp Syria.

Lệnh ngừng bắn cần phải mở rộng thêm các bên khác tham gia như Mỹ trong tương lai?

“Thổ Nhĩ Kỳ dán nhãn al-Nusra Front là một nhóm khủng bố. Trong khi nước này cũng đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Moscow và các nhóm đối lập ôn hòa ở Syria. Một trong những vấn đề chính ở đây là là Đơn vị Bảo vệ người Kurd (YPG) không được phía Nga xếp vào nhóm khủng bố, trong khi các hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở miền bắc Syria không chỉ chống lại IS mà còn chống lại cả YPG. Tuy nhiên, Moscow không can thiệp đã không can thiệp vào vấn đề này”, Sezer chỉ ra.

Đồng tình với quan điểm nói trên, Vitaly Naumkin, cố vấn đặc phái viên LHQ tới Syria Staffan de Mistura nhấn mạnh rằng, thỏa thuận ngừng bắn ở Syria là có thể nương nhờ vào sự hợp tác giữa Moscow và Ankara, tuy nhiên nó không có nghĩa rằng Syria sẽ được phân chia thành các vùng cát cứ.

Ông cũng chỉ ra quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc tham gia cuộc chiến chống lại IS và al-Nusra Front cũng là một bước đi quan trọng để đạt được thỏa thuận.

“Việc Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý tham gia cuộc chiến chống IS và al-Nusra Front là cực kỳ quan trọng. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ có thể thuyết phục tất cả các nhóm đối lập vũ trang tham gia thỏa thuận ngừng bắn, trong khi Nga và Iran đưa ra đảm bảo tương tự thì đây sẽ là một cột mốc quan trọng trong giải quyết cuộc khủng hoảng Syria. Nhưng tất cả những điều trên không có nghĩa rằng Syria sẽ bị xé lẻ. Chúng tôi sẽ không đồng ý về điều đó”, Naumkin nói với RIA Novosti.

Lệnh ngừng bắn mong manh?

Dù đạt được bước tiến lớn Tổng thống Nga Putin vẫn tỏ ra thận trọng khi nói về các thỏa thuận đạt được. “Chúng tôi hiểu rằng tất cả các thỏa thuận này là vô cùng mong manh”, ông nói.

Các chuyên gia Nga cũng đồng ý với điều này bởi có rất nhiều yếu tố phức tạp có khả năng phá hoại thỏa thuận ngừng bắn.

“Không ai có niềm tin vào tính chất lâu dài của hiệp định”, Irina Zvyagelskaya, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nói Nghiên cứu phương Đông thuộc Viện khoa học Nga nhận xét.

Theo chuyên gia này, nó không chỉ là về những mâu thuẫn giữa các bên tham gia (Nga và Iran ủng hộ Assad, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ phe đối lập Syria), mà còn về số lượng lớn các phe phái, thành phần khác ở Syria, bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ, các nhóm vũ trang, những kẻ khủng bố luôn có cách cư xử thất thường.

Trong khi đó giáo sư Leonid Isaev từ Moscow chỉ ra rằng thỏa thuận ngừng bắn và phân chia ranh giới các khu vực ảnh hưởng chủ yếu có hiệu lực ở vùng lãnh thổ phía tây bắc của Syria, nơi đã có một biên giới được công nhận tương đối giữa chính phủ và phe đối lập.

Trong khi tình hình các khu vực khác có thể phức tạp hơn. Isaev đặt ra câu hỏi nước nào sẽ đảm nhiệm khu vực phía đông Syria, nơi đang nằm dưới sự kiểm soát của Nhà nước Hồi giáo? Ai sẽ kiểm soát lãnh thổ này và ai sẽ giải phóng nơi đây khỏi những kẻ khủng bố?”

Trong quan điểm của mình, Isaev cho biết, danh sách các bên tham gia cuộc đàm phán cần phải được mở rộng để bao gồm cả Mỹ, Ả Rập Saudi và các quyền lực khác trong khu vực.

“Khuôn mẫu ba bên liên quan đến Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran là một khởi đầu tốt, nhưng nó sẽ không đủ để mang lại hòa bình cho tất cả Syria. Nó sẽ cần phải được mở rộng thêm”, Isaev nói với RBTH.

Quốc Vinh

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.