ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Mỹ cố ý biến châu Âu thành ‘hộp quẹt’ luôn sẵn sàng bùng cháy?
Wednesday, January 11, 2017 17:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Quân đội Mỹ cùng các thiết bị quân sự đã được triển khai ở Ba Lan một cách ồ ạt, một động thái chưa từng có kể từ sau khi Liên Xô tan rã.

Hãng tin Sputnik dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Ba Lan Bartlomiej Misiewicz cho hay, gần 1.000 binh sĩ Mỹ và lô hàng đầu tiên vận chuyển các trang thiết bị quân sự cho một lữ đoàn xe tăng Mỹ đã tới Ba Lan.

Xe tăng và xe bọc thép Mỹ tập kết ở bến cảng tại Đức.

Theo ông Misiewicz, lễ chào mừng quân đội Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 14/1 tới. Theo dự kiến, lữ đoàn xe tăng bao gồm khoảng 4.000 binh sĩ, 87 xe tăng, 18 khẩu lựu pháo tự hành Paladin, 144 xe chiến đấu bộ binh Bradley và hàng trăm chiếc xe Humvee.

Những thiết bị trên được vận chuyển tới Ba Lan bằng đường sắt, sau đó sẽ được chia đều tới triển khai ở khắp các quốc gia vùng Baltic, Bulgaria và Romania. Quyết định tăng cường hiện diện quân sự của Washington ở những khu vực trên là một phần của chiến dịch Giải quyết Đại Tây Dương mà quân đội Mỹ phát động vào tháng 4/2014 sau cuộc đảo chính Maidan ở Ukraine.

Trong tháng 7/2016, NATO đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh ở Warsaw, thủ đô của Ba Lan, nơi các bộ trưởng quốc phòng của các quốc gia thành viên thông qua một thỏa thuận nhằm triển khai những tiểu đoàn đa quốc gia của khối tới Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan, tổng cộng khoảng 4.000 quân.

Hội nghị thượng đỉnh trên cũng xác định sẽ triển khai những hệ thống tên lửa đạn đạo và radar đến Romania và Ba Lan và khẳng định Mỹ sẽ đưa 1.000 quân lính tới Ba Lan.

Truyền thông phương Tây đưa tin rằng đây là đợt triển khai quân sự với lượng xe bọc thép lớn nhất của Mỹ tới châu Âu kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Binh sĩ các nước NATO triển khai ở Ba Lan.

Theo giáo sư Vladimir Kozin tại Học viện Khoa học Quân sự Nga, đợt triển khai tới sườn phía đông của NATO lần này là chưa từng có kể từ sau khi Liên Xô tan rã, và Mỹ cùng đồng minh làm điều đó là có lý do.

Đầu tiên, Tổng thống Mỹ Barack Obama “muốn chơi khăm Tổng thống đắc cử Donald Trump”, người vừa chiến thắng thuyết phục trong cuộc bầu cử hồi tháng 11/2016, ông Kozin nói với Sputnik.

Thứ hai, theo chuyên gia, Washington muốn thuyết phục các đồng minh châu Âu thuộc NATO tăng chi tiêu quốc phòng lên tới mức 2% GDP, vốn đã được đồng ý trong một cuộc họp thượng đỉnh của NATO ở Wales.

“Cuối cùng, Mỹ muốn duy trì tình trạng căng thẳng trên thế giới và đặc biệt là ở châu Âu. Họ muốn biến khu vực này thành một mồi lửa và sẵn sàng bùng cháy bất cứ khi nào. Đó là ưu tiên số một của Washington”, ông Kozin nhận định.

Chuyên gia cũng lưu ý rằng Mỹ vẫn muốn tiếp tục tạo ra sự bế tắc trong quan hệ với Nga, và kết quả là châu Âu sẽ trở thành một “tù nhân” của tình trạng này.

“Mỹ và NATO có kế hoạch tăng cường phòng thủ trên không, chống tàu ngầm, phòng thủ tên lửa và gia tăng các hoạt động tình báo với việc sử dụng những thiết bị quân sự hạng nặng. Để hợp lý hóa những biện pháp trừng phạt với Nga, Mỹ liên tục kéo căng tình hình giữa hai bên. Vì thế, châu Âu vô tình trở thành một tù nhân của tình trạng chiến tranh lạnh mới được khởi xướng bởi chính quyền ông Obama”, chuyên gia đánh giá.

Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Mỹ Obama được cho là “không có lòng tin” nơi nhau.

Tuần trước, số binh lính và phương tiện kể trên đã được 2 tàu vận tải đổ bộ của Mỹ đưa tới tập kết ở cảng Bremerhaven của Đức.

Theo tiến sĩ Martin McCauley, giảng viên Đại học London, điện Kremlin sẽ phải đáp trả những động thái trên của NATO nhằm “dằn mặt” liên minh quân sự này ở khu vực Đông Âu và vùng Baltic vì Moscow coi đó là một sự đe dọa.

Theo tiến sĩ McCauley, Nga coi những động thái này của Mỹ và NATO ẩn chứa nguy cơ xảy ra chiến tranh nên Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ phản ứng tương xứng.

“Tôi cho rằng Nga sẽ đưa ra những biện pháp thực tế và thậm chí sẽ triển khai quân tới gần hơn biên giới các nước Baltic và tăng cường số lượng tên lửa tới vùng Kaliningrad. Đó là hành động ăn miếng trả miếng”, tiến sĩ giải thích.

Tuy nhiên, theo nhận định của McCauley, hành động của Nga sẽ tạo ra một vòng luẩn quẩn khi hai bên buộc phải gia tăng hiện diện quân sự trong khu vực để không rơi vào thế yếu. Dù căng thẳng này không thể biến thành một cuộc chiến và cũng không ai mong muốn điều đó xảy ra nhưng nó có thể gây ra xung đột vũ trang ở miền tây nước Nga, giáp với biên giới NATO.

“Vấn đề là hiện tại không ai muốn một cuộc chiến ở châu Âu. Nhưng các cuộc chiến đôi khi không may bùng phát do những sai sót nhỏ. Một sai sót đó có thể tiếp tục được nhân lên và ngày càng leo thang. Điều đó thực sự nguy hiểm. Với số lượng quân đội đang được triển khai ở miền đông châu Âu và 300.000 lính Nga ở phía tây khu vực này và gần biên giới các nước Baltic, nguy hiểm là xung đột có thể bùng phát bất kỳ lúc nào dẫn tới những phản ứng tiêu cực từ hai bên”.

Ông McCauley cho rằng, Tổng thống Nga Putin và ông Donald Trump nên xích gần nhau hơn và “hạ nhiệt” những căng thẳng này.

“Điều quan trọng giữa ông Putin và ông Trump là lòng tin. Hiện tại, giữa ông Obama và nhà lãnh đạo Nga không có thứ lòng tin đó. Họ không tôn trọng lẫn nhau. Vì vậy, điều quan trọng là phải xây dựng niềm tin”, chuyên gia kết luận.

Xem thêm: Tình báo Mỹ: Nga sở hữu đoạn video ‘nhạy cảm’ của ông Trump

Danh Tuyên

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.