1/ THÀNH PHẦN
Trimetazidin hydrochlorid ………………………………… 35 mg
Tá dược vừa đủ ………………………………… …………………… 1 viên
( Calci hydrogen phosphat, Metolose SR (HPMC), Aerosil, Magnesi stearat, Kollidon K30, HPMC 615, HPMC 606, PEG 6000, sắt oxyd đỏ, Titan dioxyd, Talc, Castor oil )
2/ DẠNG BÀO CHẾ
Viên nén bao phim tác dụng kéo dài.
3/ DƯỢC LÝ LÂM SÀNG
Trimetazidin là một thuốc tim mạch có tác dụng chống đau thắt ngực, bảo vệ tế bào cơ tim.
– Trimetazidin, bằng cách giữ cho sự chuyển hóa năng lượng của tế bào ổn định trước tình trạng thiếu oxy hoặc thiếu máu, tránh cho hàm lượng ATP trong tế bào giảm, vì thế, Trimetazidin đảm bảo cho hoạt động của bơm ion và dòng natri – kali đi qua màng tế bào được ổn định và duy trì tính hằng định nội môi trong tế bào.
Các nghiên cứu có đối chứng trên bệnh nhân bị đau thắt ngực đã cho thấy trimetazidin có tác động :
– Làm tăng lưu lượng ở mạch vành, nên làm chậm khởi phát thiếu máu cục bộ do gắng sức, kể từ ngày thứ 15 của liệu trình.
– Làm giảm nguy cơ bị tăng huyết áp khi phải gắng sức mà không làm thay đổi đáng kể nhịp tim.
– Làm giảm đáng kể tần số cơn đau thắt ngực.
– Làm giảm liều trinitro-glycerin cần dùng trong dự phòng và điều trị đau thắt ngực.
4/ DƯỢC ĐỘNG HỌC
– Dùng đường uống, trimetazidin được hấp thu nhanh và đạt nồng độ tối đa trong máu 2 giờ sau khi uống thuốc.Nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được sau khi dùng liều duy nhất 20 mg trimetazidin vào khoảng 55 ng/ml.
– Trạng thái cân bằng đạt được từ 24 đến 36 giờ sau khi dùng các liều lặp lại, rất ổn định trong suốt quá trình điều trị.
– Thể tích phân phối biểu kiến là 4,8 l/kg, phân phối tốt đến mô, gắn kết với protein huyết tương thấp, tỷ lệ gắn invitro là 16%.
– Trimetazidin chủ yếu được đào thải qua nước tiểu dưới dạng không bị biến đổi. Thời gian bán thải khoảng 6 giờ.
CHỈ ĐỊNH
– Trong tim mạch: bệnh tim thiếu máu cục bộ (điều trị dự phòng các cơn đau thắt ngực di chứng nhồi máu cơ tim).
– Trong nhãn khoa: điều trị triệu chứng phụ trợ chứng suy giảm thị lực và rối loạn thị trường giả định có nguồn gốc tuần hoàn.
– Điều trị hỗ trợ các triệu chứng chóng mặt và ù tai.
5/ LIỀU LƯỢNG
Liều lượng: 1 viên buổi sáng và 1 viên buổi tối.
6/ CÁCH DÙNG VÀ THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ
– Cách dùng: Uống viên phóng thích có điều chỉnh này với một cốc nước vào bữa ăn.
– Khi quên một hoặc nhiều lần dùng thuốc: chế độ điều trị thông thường. Không dùng liều gấp đôi để bù vào liều đã quên uống.
7/ CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
8/ THẬN TRỌNG
Thuốc này không dùng điều trị cắt cơn đau thắt ngực hoặc không dùng điều trị khởi đầu với đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim.
9/ TÁC DỤNG PHỤ
Rối loạn nhẹ đường tiêu hóa: buồn nôn, nôn (hiếm gặp).
SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ
Lúc có thai :
– Các nghiên cứu trên thú vật cho thấy thuốc không có tác dụng gây quái thai. Tuy nhiên, do thiếu các số liệu lâm sàng, không thể loại trừ nguy cơ gây dị dạng. Do đó, nên tránh kê toa cho phụ nữ đang mang thai.
Lúc nuôi con bú :
– Do thiếu số liệu về sự bài tiết qua sữa mẹ, không nên cho con bú khi đang dùng thuốc.
10/ TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC KHI LÁI XE, VẬN HÀNH MÁY MÓC
Không có
11/ TƯƠNG TÁC THUỐC
Không nên chỉ định phối hợp Trimetazidin với các thuốc thuộc nhóm IMAO do chưa có dữ liệu về không tương tác thuốc của Trimetazidin với các thuốc này.
12/ TRÌNH BÀY
Hộp 2 vỉ x 30 viên nén bao phim.
13/ BẢO QUẢN
Nơi khô mát, dưới 25oC. Tránh ánh sáng, tránh ẩm.
14/ HẠN DÙNG
36 tháng kể từ ngày sản xuất.
15/ LƯU Ý
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sĩ.
Nguồn: http://hasanderma.com/
Filed under: Thuốc tây Tagged: tim mạch, VasHasan MR
2016-12-16 19:39:07
Nguồn: https://khoahocvadoisong.wordpress.com/2016/12/17/vashasan-mr-thuoc-tim-mach/