Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Giá trị của hệ thống công nghiệp toàn cầu là một trò ảo thuật. Như Paul Hawken hay nói, chúng ta chỉ cướp của tương lai, bán cho hiện tại và gọi nó là GDP.
Kiến thức về cụm từ “ngoại biên” đang dần trở nên quen thuộc trong ngành môi trường. Nó ám chỉ những phí tổn gây ra bởi các doanh nghiệp nhưng không được chi trả bởi các doanh nghiệp. Ví dụ như các qui trình công nghiệp làm ô nhiễm không khí, gây tổn thất cho sức khỏe cộng đồng nhưng chỉ có dân phải trả giá chứ các doanh nghiệp không chịu trách nhiệm. Theo đó, các doanh nghiệp tư hữu hóa lợi ích và công hữu hóa phí tổn.
Các nhà môi trường học ngày nay thích dùng ngôn ngữ kinh tế, để khiến bản thân họ trở nên cao trọng hơn, nhưng tôi nghĩ những vấn đề môi trường bị gói gọn trong các thuật ngữ kinh tế máu lạnh thường tạo ra các hiệu ứng lú lẫn. Nó khiến người ta nghĩ cùn, ví dụ như là tăng thuế ở đây một chút, siết chặt qui định ở kia một chút, và việc giải quyết vấn nạn môi trường cứ thế mà nổ lẹp bẹp đây đó. Nếu chúng ta thực sự quan ngại về môi trường như là một hiện tượng sống còn của loài người, vượt ra khỏi khuôn khổ của một vấn đề tài chính, lúc đó những giải pháp mới có khả năng tạo ra những thay đổi mang tính cách mạng.
Để hiểu hơn những gì tôi nói, bạn có thể xem báo cáo tư vấn môi trường của Trucost, đại diện cho chương trình “Học thuyết kinh tế của môi trường và da dạng sinh học” (TEEB) được tài trợ bởi Chương trình môi trường của các quốc gia thống nhất (United Nations Environmental Program). TEEB yêu cầu Trucost kiểm tra tất cả “phí tổn tự nhiên ẩn” gây ra bởi các ngành công nghiệp hàng đầu thế giới. (“Phí tổn tự nhiên” là các nguyên liệu và dịch vụ liên quan đến hệ sinh thái như là nước sạch hay bầu khí quyển ổn dịnh; “ẩn” nghĩa là các doanh nghiệp không phải trả giá).
Tất nhiên đó là một nhiệm vụ rất lớn bởi vì nó đòi hỏi phải có những phương thức nội tại trong các chuỗi phỏng đoán (chi tiết trong báo cáo). Nhưng nó giống như là một bản chỉ dẫn thực sự cho kiến thức “ngoại biên”.
Kết quả được liệt kê dưới đây:
Các phí tổn tự nhiên ẩn bao gồm hiệu ứng nhà kính (39%), lạm dụng nước (25%), lạm dụng đất (24%), ô nhiễm không khí (7%), ô nhiễm đất và nước (5%), và chất thải (1%)
Vậy những phí tổn đó gây hại gì cho ta? Trucost đưa ra các kết quả điển hình vô cùng đáng chú ý.
Trước tiên, tổng phí tổn tự nhiên ẩn gây ra bởi hơn 1000 ngành công nghiệp chế tạo và chế biến sản phẩm cục bộ, với tổng giá trị lên đến 7300 tỷ USD một năm – 13% tổng số GDP thế giới năm 2009.
(Một ngành công nghiệp cục bộ là một ngành công nghiệp ở một khu vực nhất định – ví dụ như là trồng lúa mì ở Đông Á)
Thứ hai, rất đáng ngạc nhiên, than đá là kẻ thù của loài người. Trucost tổng hợp đánh giá, cả về phương diện thiệt hại môi trường nặng nề nhất và thủ phạm công nghiệp lớn nhất.
Sau đây là top 5 thiệt hại môi trường và thủ phạm công nghiệp gây ra chúng:
UNEP: top five environmental impacts
Thiệt hại môi trường lớn nhất là gì? Hiệu ứng nhà kính từ đốt than ở Trung Quốc. Lớn thứ 5 là gì? Hiệu ứng nhà kính từ đốt than ở Bắc Phi. (Ở đây cũng cho thấy thảm họa phá rừng ở Nam Phi).
Giờ là top 5 thủ phạm công nghiệp cục bộ đánh giá dựa trên tác động của chúng lên hệ sinh thái:
UNEP: top five industrial sectors by impact
Lại đốt than! Lần này là ở Bắc Mỹ, xếp hạng thứ 3.
Khám phá lớn thứ ba của Trucost là “một cái chết nhân đạo”. Trong top 20 ngành công nghiệp cục bộ có ảnh hưởng môi trường lớn nhất, không có một ngành nào có thể tạo ra lợi nhuận nếu họ thực sự phải trả giá cho những thiệt hại về môi trường. Hãy suy nghĩ về điều đó thật kỹ: Không có một ngành công nghiệp hàng đầu nào trên thế giới có thể tạo ra lợi nhuận nếu họ trả giá đầy đủ cho thiệt hại môi trường mà họ gây ra. Không một ngành nào.
Giá trị của hệ thống công nghiệp toàn cầu là một trò ảo thuật. Như Paul Hawken hay nói, chúng ta chỉ cướp của tương lai, bán cho hiện tại và gọi nó là GDP.
Việc này cho thấy điều tôi nói trước đó trong bài này. Kiến thức ngoại biên biến thành một thứ thuộc về kỹ thuật, rất là kinh tế học. Khi ta có một vài kết quả không mong muốn, ta chỉ dời vài con số từ cột A đến cột B, kinh tế học chỉ có vậy thôi.
Báo cáo ủa UNEP cũng nói rõ rằng những gì đang xảy ra trong hiện thực to lớn hơn nhiều so với những con số tài chính đây đó. Khoảng cách giữa những hệ thống công nghiệp ngày nay và những hệ thống công nghiệp bền vững thực sự – những hệ thống không lạm dụng tài nguyên cần được lưu trữ, thay vào đó, quản lý tổng hợp các nguồn năng lượng và nguyên liệu thực sự đang có trong thực tại – không chỉ là một trong những vấn nạn, mà là một vấn nạn duy nhất. Điều cần làm không phải là điều chỉnh tình hình tài chính kế toán mà là xây dựng một hệ thống công nghiệp toàn cầu mới, một giao thức kinh tế mới cho nhân loại. Đó là một đòi hỏi cấp bách. Cấp bách tới mức cần một cuộc cách mạng.
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo