ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Xung đột Syria: ‘Chẳng phải chống IS, mà là cuộc chiến dầu khí’
Wednesday, September 7, 2016 16:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Một tờ báo Đức mới đây nhận định rằng cuộc chiến tại Syria không phải cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo IS, mà đó là một cuộc chiến năng lượng.

Thông qua phân tích bản đồ cuộc chiến tại Syria, tờ báo Deutsche Wirschafts Nachrichten (Đức) nhận thấy rằng những hoạt động quân sự diễn ra chủ yếu ở những nơi có đường ống dầu khí lớn đi qua.

(Ảnh minh họa: AP)

“Hai trong số những thị trường dầu mỏ quan trọng nhất nằm ở thành phố Manbij và al-Bab của Syria, cả hai thành phố trên đều thuộc tỉnh Aleppo. Đi qua lãnh thổ của hai thành phố này là đường ống lớn dẫn dầu từ Iraq sang Syria, tới tỉnh Idlib và một đường ống tương tự cũng được đặt tại tỉnh Aleppo”, tờ báo có đoạn.

“Bất kỳ ai kiểm soát được Manbij thì sẽ là người kiểm soát hoạt động vận chuyển dầu mỏ tại Syria”, tờ báo khẳng định.

Nhận định trên cũng đúng với các thành phố phía tây của Syria: Aleppo, Idlib và al-Bab. Ở phía đông, một đường ống tương tự được đặt tại thành phố Raqqa và Deir-ez-Zor.

Dầu được vận chuyển thông qua đường ống từ thành phố Mosul của Iraq, qua Sinjar tới Deir ez-Zor và đường ống thứ hai chạy từ thành phố al-Qaim của Iraq tới Deir ez-Zor.

Cho tới nay, trong xung đột tại Syria, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa thể tiếp cận với các hệ thống đường ống dẫn dầu của Syria, nhưng bằng cách đánh chiếm Manbij, Ankara có thể đạt được điều đó.

Cuộc chiến hiện tại ở Aleppo được xem là yếu tố quyết định trong cuộc chiến đang diễn ra: Aleppo là thành phố cuối cùng mà hệ thống đường ống dẫn dầu chính của Syria đi qua. Vì vậy, tờ báo cho rằng Aleppo là “chìa khóa” trong cuộc chiến này.

Cuộc chiến mạnh mẽ nhất giữa các bên tham chiến đang diễn ra tại các điểm then chốt của những đường ống dẫn dầu, cụ thể là Raqqa, Deir ez-Zor, Aleppo, Idlib, Manbij. Giao tranh dữ dội cũng đang xảy ra ở các thành phố Homs và Hama. Và trước đó, cuộc chiến cũng từng hoành hành ở Palmyra. Tất cả những khu vực này đều nằm dọc theo các tuyến đường ống dẫn dầu chạy từ Qatar đến Thổ Nhĩ Kỳ.

Nga đang hỗ trợ xây dựng một đường ống dẫn khí chạy từ Iran tới Iraq và Syria thông qua thành phố Homs. Vì vậy, Moscow không muốn Homs rơi vào tay những kẻ khủng bố Hồi giáo IS.

Bản đồ chiến tranh Syria cũng cho thấy rằng Mỹ đang đặc biệt tập trung những đợt không kích vào phía đông Syria, trong khi đó Nga lại chủ yếu tập trung không kích khu vực phía tây.

Do đó, tờ báo kết luận rằng Nga muốn kiểm soát phía tây Syria nhằm ngăn chặn việc xây dựng những đường ống dẫn thân phương Tây.

Trong khi đó, “đối với Mỹ, điều quan trọng là phải ngăn chặn việc xây dựng những đường ống dẫn dầu thân Nga, ví dụ như những đường ống Iran-Iraq-Syria ở phía đông”.

Bên cạnh đó, còn có một đường ống dẫn từ Golan Heights của Israel tới Thổ Nhĩ Kỳ thông qua Damascus của Syria.

Nếu chính phủ Syria bị lật đổ, Israel sẽ trở thành nhà cung cấp khí đốt mới của khu vực, và tất nhiên Nga không muốn có bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào khác trong lĩnh vực năng lượng là thế mạnh của Nga.

Tờ báo cũng dẫn thêm báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Caucasus tại Ankara cho biết mục đích thực sự của Washington đằng sau nỗ lực thiết lập cái gọi là “hành lang người Kurd” đó là nhằm vận chuyển dầu mỏ và khí đốt từ Iraq qua miền bắc Syria tới biển Địa Trung Hải.

Báo cáo trên cũng cho hay Mỹ đã lên kế hoạch xây dựng một đường ống dẫn mới từ Vịnh Ba Tư tới phía bắc Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ thông qua miền bắc Syria. Vì thế, Mỹ dự định sẽ chuyển dầu của Iraq sang phương Tây, đặc biệt là thị trường năng lượng châu Âu, thông qua Thổ Nhĩ Kỳ và phía bắc Syria.

Tuy nhiên, kế hoạch thiết lập hành lang Kurd đã thất bại do Nga bước vào xung đột tại Syria. Nga phản đối hành lang trên do Nga muốn châu Âu là khách hàng tiêu thụ năng lượng chính của mình. Nga sẽ không từ bỏ thị trường châu Âu, tờ báo kết luận.

Danh Tuyên

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.