ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tin tức tình hình Biển Đông mới nhất ngày 17/8
Wednesday, August 17, 2016 14:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Việt Nam-Trung Quốc cần kiểm soát tốt các bất đồng trên biển; Người đứng đầu cơ quan nội vụ Đài Loan đến Ba Bình trái phép… là tin tức Biển Đông ngày 17/8.

Việt Nam-Trung Quốc cần kiểm soát tốt các bất đồng trên biển

  Tin tức tình hình Biển Đông mới nhất ngày 17/8 - Ảnh 1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Trung Quốc Hồng Tiểu Dũng. (Ảnh: TTXVN)

Chiều 17/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hồng Tiểu Dũng, Vietnam+ đưa tin.

Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có truyền thống hữu nghị lâu đời, đó là nền tảng giúp hai bên hợp tác sâu hơn, duy trì trao đổi, tìm ra biện pháp giải quyết bất đồng, tạo môi trường thuận lợi phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước.

Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao ý kiến của Đại sứ về việc hai bên cần kiểm soát tốt các bất đồng trên biển; kiểm soát tốt thông tin và dư luận về vấn đề biển Đông.

Thủ tướng cho rằng trước những diễn biến phức tạp của tình hình trên biển thời gian gần đây, hai bên cần thực hiện nghiêm túc nhận thức chung quan trọng của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”; kiên trì giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù họp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; kiểm soát tốt bất đồng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp ở Biển Đông; cùng các nước ASEAN thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, sớm xây dựng COC; duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Về phần mình, Đại sứ Hồng Tiểu Dũng nêu rõ, Đảng, Nhà nước Trung Quốc luôn mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ Việt-Trung trên mọi lĩnh vực, nhất là trong bối cảnh quan hệ quốc tế và khu vực diễn biến phức tạp như hiện nay.

Liên quan đến vấn đề biển Đông, Đại sứ Hồng Tiểu Dũng bày tỏ mong muốn hai bên kiểm soát tốt các bất đồng về các vấn đề trên biển; kiểm soát tốt thông tin; không để những vấn đề này ảnh hưởng đến đại cục mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc.

Người đứng đầu cơ quan nội vụ Đài Loan tới Ba Bình trái phép

  Tin tức tình hình Biển Đông mới nhất ngày 17/8 - Ảnh 2

Ông Yeh Jiunn-rong, người đứng đầu cơ quan nội vụ Đài Loan. (Ảnh: FocusTaiwan)

SCMP đưa tin, hôm 16/8, ông Yeh Jiunn-rong, người đứng đầu cơ quan nội vụ Đài Loan đã ngang nhiên lên máy bay cùng các quan chức chính quyền về đất đai và chuyên gia khí hậu, hải dương tới Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) để thực hiện dự án nghiên cứu trái phép.

SCMP cho biết chuyến thăm là một phần trong cái gọi là “dự án của cơ quan khoa học và công nghệ Đài Loan”, nhằm biến Ba Bình thành cơ sở nghiên cứu biến đổi khí hậu và dòng hải lưu.

Ông Tung còn ngang nhiên khẳng định rằng Ba Bình do Đài Loan kiểm soát và trong tương lai có thể bà Thái Anh Văn sẽ tới thăm đảo này.

Trước những hành động trái phép của Đài Loan ở đảo Ba Bình, Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu Đài Bắc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, không tái diễn bất cứ hành động nào làm leo thang căng thẳng, phức tạp thêm tình hình, đồng thời có những đóng góp tích cực vào nỗ lực chung nhằm duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Trung Quốc né tránh vấn đề Biển Đông ở G20

  Tin tức tình hình Biển Đông mới nhất ngày 17/8 - Ảnh 3

Các tàu tuần duyên của Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông. (Ảnh: Asia Times)

Đầu tháng 9 tới, tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang sẽ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới G20.

Hôm 16/8, SCMP dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Bảo Đông cho biết hội nghị G20 sắp tới sẽ không thảo luận về các vấn đề gây tranh cãi, đặc biệt là tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc với các quốc gia láng giềng.

Tuy nhiên, giới quan sát nhận định dù Trung Quốc cố tình không nhắc tới Biển Đông và những vấn đề gây tranh cãi khác trong chương trình nghị sự nhưng các vấn đề này chắc chắn sẽ được đề cập tới trong những cuộc họp song phương giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và những nhà lãnh đạo trong G20 như Nhật Bản, Australia, Mỹ…

Hôm 12/7, Tòa trọng tài thường trực PCA ra phán quyết bác bỏ yêu sách “đường chín đoạn”, “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông, khẳng định Trung Quốc không có “quyền lịch sử” ở vùng biển này. Tuy nhiên, Bắc Kinh cố tình phớt lờ phán quyết trên. Vì vậy không có gì khó hiểu khi Trung Quốc không muốn nhắc tới các tranh chấp tại G20.

Hiện tại, theo trang tin Chinatopix, Trung Quốc đang tích cực vận động sự ủng hộ đối phó với động thái của Mỹ và các nước đồng minh tại G20. Ngoài ra, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong chuyến thăm Ấn Độ cuối tuần qua đã kêu gọi New Delhi ủng hộ Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông và không tham gia cùng các nước khác nêu vấn đề Biển Đông tại G20.

Nhật Bản: Tình hình Biển Hoa Đông cũng nghiêm trọng như Biển Đông

  Tin tức tình hình Biển Đông mới nhất ngày 17/8 - Ảnh 4

Tình hình ở biển Hoa Đông căng thẳng trong những ngày qua. (Ảnh: AFP)

Tờ The Japan Times ngày 17/8 cho biết Nhật Bản đang nỗ lực hướng sự chú ý của dư luận vào các hoạt động của Trung Quốc tại quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Hôm 16/8, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đăng lên website các tài liệu cho thấy tình hình ở Biển Hoa Đông cũng nghiêm trọng như ở Biển Đông. Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết số lượng tàu của Trung Quốc triển khai tới khu vực xung quanh Senkaku/Điếu Ngư gấp nhiều lần so với số lượng tàu của Bắc Kinh ở vùng biển gần bãi cạn Scarborough trên Biển Đông.

Kyodo dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Nhật Bản khẳng định tàu của Trung Quốc đã nhiều lần xâm phạm lãnh hải của Nhật Bản. Nhật Bản cho hay hơn 200 tàu cá và 15 tàu chính phủ Trung Quốc đã đi vào vùng tiếp giáp lãnh hải ngay bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

The Japan Times cho biết dù tàu của Trung Quốc được hoạt động ở khu vực này nhưng số lượng hàng trăm tàu như trên là điều bất bình thường.

Từ ngày 5-10/8, chính phủ Nhật Bản liên tục trao công hàm phản đối Trung Quốc, đồng thời Bộ Ngoại giao Nhật Bản triệu tập đại sứ Trung Quốc tới và yêu cầu Bắc Kinh rút tàu.

Danh Tuyên (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.