Chủ tịch TQ Tập Cận Bình nói gì sau phán quyết của PCA; Đại sứ TQ cảnh báo tăng xung đột ở Biển Đông; VN yêu cầu TQ bồi thường vụ đâm chìm tàu cá…là những tin tức tình hình Biển Đông mới nhất 24h.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói gì sau phán quyết của PCA?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 12/7 nói TQ cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông nhưng không chấp nhận bất cứ quan điểm hay hành động nào dựa trên phán quyết của Tòa Trọng Tài…
Đại sứ TQ cảnh báo ‘tăng xung đột’ ở Biển Đông sau phán quyết
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Cui Tiankai đã lên tiếng chỉ trích phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) của Liên Hợp Quốc, trong đó khẳng định Trung Quốc không có cơ sở lịch sử cho tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, sẽ làm “tăng cường xung đột và thậm chí là đối đầu”…
Cuộc đua tiêm kích kiểm soát bầu trời Biển Đông
Sự bành trướng quyết liệt của Trung Quốc trên bầu trời và dưới mặt biển đã buộc nhiều quốc gia Đông Nam Á phải nâng cấp lực lượng không quân của mình để tăng khả năng bảo vệ không phận…
Đài Loan phản đối phán quyết của PCA, điều tàu tên lửa ra Biển Đông
Theo The Diplomat, PCA ngày 12/7 đã ra phán quyết, trong đó nói rõ nói rõ rằng Đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đang bị Đài Loan kiểm soát, là một đá, không thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).
Đài Loan đã lên tiếng phản đối, cho rằng phán quyết này là “hoàn toàn không chấp nhận được” và không mang tính ràng buộc pháp lý…
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn (giữa) tới thăm tàu hộ vệ tên lửa trước khi xuất phát |
Tuân thủ phán quyết là cách có lợi nhất cho Trung Quốc
Giáo sư William Burke-White nhận định, Trung Quốc không cần phải công khai lên tiếng chấp nhận phán quyết nhưng có thể làm điều này thông qua sự thay đổi dần dần trong lời nói và hành động.
Bắc Kinh có thể dịu giọng hơn trong các tuyên bố quyền lợi hợp pháp liên quan đến các hòn đảo hay bãi đá trong khu vực, ngừng hoặc làm chậm các hành vi xây dựng căn cứ quân sự (trái phép) và chấm dứt việc xua đuổi vào tàu cá nước ngoài trong Biển Đông…
Báo Nga: Trung Quốc đe dọa Mỹ vì lập trường về Biển Đông
Hãng tin Sputnik của Nga ngày 13/7 đưa tin cho rằng, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra một tuyên bố đầy đe dọa chống Mỹ về lập trường của Washington trong vấn đề Biển Đông…
TQ: Có quyền thiết lập ADIZ ở Biển Đông, Philippines hối lộ PCA
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân tuyên bố nước này có quyền thành lập ADIZ ở Biển Đông và trắng trợn cáo buộc các thẩm phán phán PCA đã “nhận tiền” từ Philippines?..
Mỹ có thể hỗ trợ gì ở Biển Đông sau phán quyết của PCA?
Washington chỉ có một lựa chọn: đứng lên cùng Philippines và đồng minh khu vực để bảo vệ các giá trị phổ quát và niềm tin rằng một nước lớn không có nghĩa sẽ có quyền đứng trên luật pháp…
Tàu tấn công đổ bộ USS Peleliu đi qua Biển Đông. |
Trung Quốc đã chuẩn bị các biện pháp quân sự ở Biển Đông
Bưu điện Hoa Nam dẫn lời chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh, Li Jie, cho biết Trung Quốc đã chuẩn bị một loạt các lựa chọn quân sự để đáp ứng với phán quyết bất lợi của PCA trong vụ kiện Biển Đông với Philippines…
Trung Quốc đưa tàu khu trục hiện đại nhất đến Biển Đông
Trung Quốc biên chế tàu khu trục tên lửa dẫn đường hiện đại nhất tới căn cứ trên đảo Hải Nam, cùng ngày Tòa Trọng Tài thường trực (PCA) ra phán quyết vụ kiện Biển Đông.
Theo Sputnik News, tàu khu trục Type 052D Yinchuan dài khoảng 150 m, rộng khoảng 20 m, có lượng giãn nước 7.000 tấn và được cho là một trong những tàu tinh vi nhất mà Trung Quốc từng chế tạo…
Phán quyết PCA giúp ASEAN khẳng định chủ quyền Biển Đông mạnh mẽ hơn
Sau khi có phán quyết từ PCA với một kết quả thuận lợi như vậy, “các quốc gia khác trong khu vực sẽ có cơ sở pháp lý vững chắc để khẳng định chủ quyền của họ mạnh mẽ hơn”, ông Julian Ku nhận định…
Lính hải quân Việt Nam trên đảo Thuyền Chài thuộc quần đảo Trường Sa. Ảnh Quang Le/Reuters. |
Truyền thông quốc tế ca ngợi phán quyết của PCA
Nhiều tờ báo và hãng tin lớn như Reuters, CNN, BBC, Nikkei đều có bài viết ca ngợi phán quyết của PCA và gọi đây là kết quả mang tính bước ngoặt…
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc bồi thường thỏa đáng vụ đâm chìm tàu cá
Về vụ việc tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa, ngày 11/7, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối.
Người phát ngôn Lê Hải Bình dẫn thông tin từ các cơ quan chức năng của Việt Nam cho biết ngày 9-7-2016, tại khu vực cách đông đông nam đảo Bông Bay, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 34 hải lý, tàu cá Việt Nam mang số hiệu QNg 90479 TS cùng 5 ngư dân đã bị hai tàu hải cảnh Trung Quốc mang các số hiệu 46102 và 56103 truy đuổi, đâm chìm.
Ông Bình nhấn mạnh Việt Nam lên án mạnh mẽ các hành vi đối xử vô nhân đạo, sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với các ngư dân Việt Nam.
“Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc khẩn trương điều tra xác minh vụ việc và xử lý nghiêm đối với các nhân viên của hai tàu Trung Quốc mang số hiệu 46102 và 56103 đã có hành vi cố ý đâm chìm tàu cá của Việt Nam, bỏ mặc các ngư dân Việt Nam trong điều kiện nguy hiểm đến tính mạng sau khi tàu bị đâm chìm trên biển.
Việt Nam cũng yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, không để tái diễn các hành động tương tự và có hình thức bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam” – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.
Luật sư Mỹ cãi cho Philippines: ‘Tôi phải đấu với 5 luật sư giỏi nhất thế giới’
Trưởng nhóm luật sư người Mỹ “cãi” cho Philippines trong vụ kiện Biển Đông, ông Paul Reichler kể chính vì Trung Quốc tẩy chay phiên tòa mà ông đã phải “đấu” với những luật sư giỏi nhất thế giới: 5 thẩm phán.
Luật sư Reichler giải thích chính vì sự vắng mặt của bị đơn Trung Quốc mà “bỗng dưng” vai trò của các thẩm phán Tòa trọng tài thường trực (PCA) chuyển sang giống như luật sư của phía Trung Quốc, cố gắng đưa ra các chứng cứ có lợi cho Trung Quốc.
“Phiên tòa đã đưa ra một loạt chứng cứ mà có thể Trung Quốc đã đưa ra nếu họ tham gia. Chúng tôi đã phải đấu với những luật sư giỏi nhất thế giới”, ông Reichler kể.
“Những luật sư giỏi nhất thế giới” chính là 5 thẩm phán của PCA: Thomas Mensah (người Ghana), Jean-Pierre Cot (người Pháp), Stanislaw Pawlak (người Ba Lan), Alfred Soons (người Hà Lan) và Rüdiger Wolfrum (người Đức). Luật sư Reichler cho biết tất cả 5 vị thẩm phán đều là những chuyên gia hiểu biết sâu rộng về Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS), công cụ pháp lý được sử dụng chủ chốt trong phiên tòa. Cả Philippines và Trung Quốc đều đã ký công ước này.
Hà Yên