Mỹ hiện chưa thể chế tạo mẫu tàu nào có khả năng cạnh tranh với tuần dương hạm tên lửa hạt nhân hạng nặng của đề án Kirov của Nga.
RIA Novosti dẫn nhận định của chuyên gia Robert Farley trên tờ National Interest cho biết, Mỹ hiện chưa thể chế tạo mẫu tàu nào có khả năng cạnh tranh với tuần dương hạm tên lửa hạt nhân hạng nặng của đề án Kirov của Nga.
Tuần dương hạm tên lửa hạt nhân hạng nặng của đề án Kirov của Nga. Ảnh Rian |
Tuần dương hạm Kirov có khả năng thực hiện cùng lúc một số chức năng và còn phục vụ Hải quân Nga không chỉ một thập niên nữa, ông Farley cho biết thêm.
Kích thước các tàu của đề án 1144 có thể sánh với tàu thời Thế chiến I và II. Ở Liên Xô đã thông qua quyết định chế tạo tàu tuần dương lớn, kết hợp chức năng của một số con tàu.
Kết quả là Nga đã có được con tàu khổng lồ và hùng mạnh, sẵn sàng nghênh chiến với cả tàu nổi lẫn tàu ngầm. Còn Mỹ vẫn chưa xây dựng được con tàu nào đồ sộ đến như vậy, Farley nhận định.
Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh rồi Liên Xô tan rã, một trong số các tàu tuần dương loại 1144 là chiếc “Pyotr Đại đế” vẫn tiếp tục phục vụ trong hàng ngũ Hạm đội Liên bang Nga.
Năm 2019 tuần dương hạm đến kỳ tu sửa và nâng cấp, kết quả là trong thành phần Hải quân Nga sẽ có 2 tàu tuần dương tên lửa hạt nhân hạng nặng của đề án 1144. Hiện tại đang tu bổ và tái trang bị cho tàu “Đô đốc Nakhimov”. Tuần dương hạm hoàn thiện sẽ được lắp đặt những radar mới, hệ thống điện tử, cũng như các bệ phóng tên lửa theo chiều thẳng đứng.
Tàu của đề án “Kirov” có kết cấu ấn tượng và chắc chắn, phô trương sự hoàn hảo của Hạm đội Nga. Nhiều khả năng là những chiếc tuần dương hạm này sẽ còn phục vụ cho nước Nga nhiều thập kỷ nữa, tác giả bài viết trên The National Interest kết luận.
Hoàng Hải
2016-07-22 14:48:05
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/chien-ham-cua-nga-khien-my-ne-so-a251433.html