ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cà phê ‘bẩn’ tràn lan: ‘Đừng treo đầu dê bán thịt chó’
Thursday, July 21, 2016 18:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trước tình trạng cà phê “bẩn” tràn lan khiến người tiêu dùng hoang mang, buổi tọa đàm “Cà phê bẩn – Thực trạng và giải pháp” đã được tổ chức nhằm tìm ra những hướng đi đúng đắn.

Sáng ngày 20/7, với sự tham dự của đại diện các cơ quan như: Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, Chi cục quản lý thị trường Hà Nội, Bảo vệ người tiêu dùng…, tọa đàm “Cà phê bẩn – Thực trạng và giải pháp” do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng (Vinastas) và Báo Tuổi trẻ tổ chức đã thẳng thắn nhìn vào thực trạng sản phẩm cà phê bán trên thị trường hiện nay.

  Cà phê 'bẩn' tràn lan: 'Đừng treo đầu dê bán thịt chó' - Ảnh 1

Quang cảnh buổi tọa đàm “Cà phê bẩn – Thực trạng và giải pháp”.

“Treo đầu dê bán thịt chó”

Trước đó, theo khảo sát của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas), hơn 30% cà phê trên thị trường chứa rất ít, thậm chí không có caffein. Đây là con số báo động cho thấy trực trạng người tiêu dùng Việt đang ngày ngày thu nạp vào cơ thể loại đồ uống “có mác” cà phê nhưng thực chất lại là sản phẩm pha trộn với số lượng lớn đậu nành, bắp, cùng rất nhiều loại hóa chất, hương liệu, phụ gia.

Mở đầu tọa đàm “Cà phê bẩn – Thực trạng và giải pháp” là đoạn phóng sự video do phòng truyền hình báo Tuổi Trẻ thực hiện ghi lại những hình ảnh sản xuất cà phê tại một số cơ sở trên địa bàn TP.HCM. Theo đó, cà phê được sản xuất bằng cách pha trộn ngũ cốc, bắp đậu nành để giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận nhưng khi công bố và trên bao bì sản phẩm, có cơ sở luôn ghi là café 100% nguyên chất.

Ngoài pha trộn bột bắp, bột đậu, theo Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường C49, doanh nghiệp còn sử dụng hương liệu vị cà phê để biến bột ngũ cốc thành cà phê bột, cà phê hòa tan.

Tại buổi tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Nguyên Trưởng khoa Công nghệ Thực phẩm, Giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm – trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, khẳng định: “Cà phê rang hay đậu rang cơ bản đều giống nhau, đều là ngũ cốc rang xay. Nếu làm đậu rang trong một cơ sở sạch sẽ, đảm bảo tiêu chuẩn, phụ gia nằm trong danh mục cho phép thì hoàn toàn không vi phạm về an toàn thực phẩm. Còn việc các doanh nghiệp sản xuất đậu rang, bắp rang rồi tẩm thêm phụ gia cho giống với cà phê rồi công bố là cà phê nguyên chất thì đây lại là hành vi gian lận thương mại”.

Minh bạch thành phần

Trước thực trạng gian lận thương mại, “treo đầu dê bán thịt chó” trong ngành cà phê, ông Bùi Huy Hiệu (Giám đốc tiếp thị của Công ty Mê Trang) thừa nhận: “Các sản phẩm giá thấp bắt buộc phải trộn, nhưng phải trộn như thế nào thì tất nhiên mình phải minh bạch, công bố trên bao bì và phải định nghĩa thế nào là bẩn”.

Đại diện thương hiệu Nescafe, ông Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc – Giám đốc nhà máy Neslte thì xác nhận ở nước ngoài, các sản phẩm cà phê của Neslte hoàn toàn không có đậu nành. Tuy nhiên, tại Việt Nam, đa phần các sản phẩm Nescafe đều có đậu nành trong thành phần. Lượng đậu nành đó được xem như phụ gia gia giảm để tạo nên hương vị mà đại đa số người tiêu dùng ưa chuộng.

“Chúng tôi có dòng sản phẩm 100% cà phê nguyên chất. Nhưng phải thừa nhận dòng sản phẩm đó không được đại đa số người Việt ưa thích. Còn về việc công bố thành phần đậu nành trên bao bì sản phẩm, hiện nay chúng tôi vẫn đang thực hiện đúng theo các quy chuẩn mà nhà nước Việt Nam quy định”, ông Ngọc khẳng định.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Tân Kỷ – Tổng giám đốc Vinacafe Biên Hòa tuyên bố: “Ngay từ ngày mai, Vinacafe sẽ bắt tay vào nghiên cứu, sản xuất ra dòng sản phẩm cà phê nguyên chất 100%, không pha trộn bất kỳ chất phụ gia nào. Chúng tôi khẳng định sẽ minh bạch tất cả mọi thành phần có trong sản phẩm cà phê của mình. Người Việt phải có quyền được thưởng thức cà phê Việt nguyên chất 100%!”

Quy chuẩn quốc gia về cà phê

Theo ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng vụ pháp chế, Bộ Y tế thì tuy hiện nay chưa có những quy chuẩn quốc gia liên quan đến cà phê nhưng đã có hệ tiêu chí liên quan đến vấn đề này, trong đó có các quy định về hàm lượng kim loại nặng, độc tố vi nấm, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm, chỉ tiêu chất lượng liên quan đến cà phê bột. Ông nói thêm: “Chúng ta hay dùng từ cà phê bẩn độc trộn để thu hút sự quan tâm chú ý của mọi người, trong chừng mực nào đấy nó đúng nhưng nếu nói trường hợp cà phê hoàn toàn không có caffeine thì phải gọi đó là cà phê giả. Các loại cà phê sử dụng các phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, trong đó có hàm lượng kim loại nặng, độc tố vi nấm thì gọi là cà phê không đảm bảo chất lượng. Chúng ta phải phân biệt rõ đối tượng sản xuất. Đối với đối tượng các doanh nghiệp lớn có thương hiệu tại Việt Nam, thì sản phẩm của các thương hiệu này tương đối đảm bảo chất lượng. Nhưng chính lượng tiêu thụ tại các cà phê cóc, cà phê vỉa hè này chúng ta vẫn chưa kiểm soát được”.

Bên cạnh đó, cũng theo ông Quang thì các cơ quan chức năng bao gồm Bộ Y tế, bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, Bộ Công thương phải rà soát lại toàn bộ các quy định về pháp luật, xem có các quy định nào chưa phù hợp thì điều chỉnh, cái nào còn thiếu thì phải bổ sung, trong đó phải bao gồm các quy định liên quan đến việc xử phạt, xem lại các quy định này có đủ sức răn đe hay chưa. Và vấn đề quan trọng vẫn là việc xây dựng một bộ quy chuẩn quốc gia cho cà phê Việt nhằm tạo cơ sở pháp lý mạnh mẽ hơn, bảo đảm chất lượng cà phê Việt, bảo vệ người tiêu dùng, nâng cao uy tín của cà phê Việt cả ở thị trường nội địa lẫn quốc tế.

Minh Trang (T.H)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.