ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Chuyện ít biết: Nga hoàng thăm Biển Đông, thúc đẩy lập ITLO
Wednesday, June 15, 2016 18:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trong năm 1891, Thái tử Nicholas, người thừa kế ngai vàng, đã đi qua vùng Biển Đông trên đường đến Sài Gòn.

Sputnik ngày 15/6 dẫn bài viết của tác giả Alexei Syunnerberg đề cập đến sự đóng góp của Nga đối với sự ra đời của các tòa án quốc tế tham gia phân xử tranh chấp lãnh hải giữa Philippines và Trung Quốc cũng như vài trò của nó đối với tình hình Biển Đông trong tương lai.

Theo đó, vị Sa hoàng cuối cùng Nicholas II là một trong những nhân vật nổi tiếng từng đến thăm khu vực Biển Đông.

Trong năm 1891, Thái tử Nicholas, người thừa kế ngai vàng, đã đi qua vùng Biển Đông trên đường đến Sài Gòn. Tám năm sau, khi đã trở thành Nga hoàng Nicholas II, ngài đã đề xuất sáng kiến triệu tập Hội nghị Hòa bình Quốc tế Hague, trong đó thành lập Tòa án Luật Biển Quốc tế (ITLO) – tòa án đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong điểm nóng Biển Đông thời gian tới.

  Chuyện ít biết: Nga hoàng thăm Biển Đông, thúc đẩy lập ITLO - Ảnh 1

Sa hoàng Nicholas II.

Sau 117 năm, vai trò của tòa án này tiếp tục được khẳng định, trong bối cảnh một phán quyết sắp tới của nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Biển Đông, các nước ven Biển Đông cũng như các quốc gia nằm ở xa khu vực này.

Tháng 1/2013, Philippines đệ đơn kiện lên Tòa án Trong tài Quốc tế (PAC) trực thuộc ITLO ở The Hague nhờ phân giải 3 vấn đề: Trung Quốc giải thích sai, áp dụng sai Công ước Liên hợp quốc về Luật biển UNCLOS, mà Trung Quốc là một thành viên.

Thứ nhất, Philippines yêu cầu PAC bác bỏ lập luận của Trung Quốc về việc nước này dường như có quyền sở hữu với các tài nguyên nước và đáy biển trong khu vực được gọi là “đường chín đoạn”, trừ vùng nước thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc trên cơ sở Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Thứ hai, xác nhận yêu sách của Trung Quốc về vùng đặc quyền kinh tế trên các đảo san hô ở Biển Đông là trái với Công ước này.

Và thứ ba, hành động của Trung Quốc nhằm thực hiện các yêu sách đó đã vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines.

Bình luận về việc kiện Trung Quốc lên Tòa án Quốc tế, Ngoại trưởng Philippines cho biết, đất nước của ông đã sử dụng tất cả các biện pháp chính trị và ngoại giao để giải quyết hòa bình cuộc tranh chấp với Trung Quốc.

Theo tác giả bài viết, Bắc Kinh ngay lập tức bác bỏ đơn kiện của Philippines và từ chối hợp tác với Tòa án Trọng tài, không công nhận thẩm quyền của Toà án Hague cũng như cảnh báo sẽ không công nhận phán quyết.

Tuy nhiên, theo luật, PAC có thể đưa ra phán quyết trong phiên tòa vắng mặt các đại diện Trung Quốc.

Bình luận về vai trò của PAC trong vấn đề này, nhà phân tích chính trị Nga, Giáo sư Dmitry Mosyakov cho biết: “Dù cho phán quyết của Tòa án có đứng về bên nào đi chăng nữa thì quyết định của Tòa án Hague sẽ là một yếu tố quan trọng, để trong cuộc xung đột này các bên từ đối đầu quân sự và cáo buộc lẫn nhau chuyển sang phạm vi luật pháp quốc tế”.

  Chuyện ít biết: Nga hoàng thăm Biển Đông, thúc đẩy lập ITLO - Ảnh 2

Nếu Bắc Kinh không công nhận quyết định của Tòa án Hague, thế giới sẽ thấy rõ thái độ thiếu tôn trọng của Trung Quốc đối với pháp luật quốc tế.

Theo ông, trên thực tế, ngoài khía cạnh quân sự, kinh tế và địa chính trị, trong cuộc xung đột còn có khía cạnh pháp lý rất quan trọng. Nếu phán quyết có lợi cho Philippines thì sẽ có những ý kiến khác nhau. Một số nước sẽ hoan nghênh quyết định này, còn những nước ủng hộ Trung Quốc sẽ không công nhận quyết định của Tòa án Hague, họ sẽ coi văn kiện này là vô hiệu.

Trung Quốc có tiềm năng rất lớn về kinh tế, chính trị, và tất nhiên về quân sự, để gây ảnh hưởng đến các nước ASEAN.

Trung Quốc chủ trương giải quyết các vấn đề tranh chấp trên cơ sở song phương để không có sự tham gia của cộng đồng quốc tế và dễ dàng “o ép”, buộc các nước nhỏ hơn phải nhượng bộ trước khi đàm phán.

Tuy nhiên, nếu phán quyết có lợi cho Philippines, nó sẽ là một đòn rất nguy hiểm đối với Bắc Kinh. Trung Quốc hiện nay rất muốn được cộng đồng quốc tế coi là một đất nước đang hoạt động trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.

Nếu Bắc Kinh không công nhận quyết định của Tòa án Hague, thế giới sẽ thấy rõ thái độ thiếu tôn trọng của Trung Quốc đối với pháp luật quốc tế và không tin tưởng vào vị thế là một quốc gia lãnh đạo toàn cầu Bắc Kinh đang hướng tới.

Trong khi chờ đợi quyết định của Tòa án Hague, các biện pháp ngoại giao trở thành ngày càng tích cực, tác giả bài viết kết luận.

Trung Quốc, trong thời gian gần đây, gia tăng hoạt động ngoại giao trong các nước ASEAN, gây ra sự chia rẽ trong khối về cách đánh giá chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ví dụ, tại Hội nghị ASEAN ở Phnom Penh, Campuchia đã từ chối đưa ra tuyên bố lên án hành động của Trung Quốc trên Biển Đông trong tuyên bố chung. Trung Quốc bắt đầu hợp tác tích cực với lãnh đạo mới của Philippines, người không thuộc tầng lớp thân Mỹ của Manila, dẫn tới sự kiện gần đây là ông Rodrigo Duterte từ chối cung cấp cơ sở hạ cánh cho các máy bay không người lái của Mỹ tuần tra khu vực Biển Đông.

Hoàng Hải

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.