Quan hệ hợp tác kinh tế giữa Nga và Trung Quốc đang nhanh chóng phát triển thành một liên minh chính trị và quân sự chống lại tham vọng của Mỹ ở châu Á.
Trung Quốc đã trở thành quốc gia đầu tiên đặt mua hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến S-400 của Nga. Và thỏa thuận này là phù hợp với phát triển quan hệ quân sự và chính trị giữa hai nước.
Moscow thấy rõ Bắc Kinh là một đồng minh lâu dài nên họ sẵn sàng cung cấp cho Trung Quốc những khí tài quân sự hiện đại nhất của mình.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin |
Nếu thỏa thuận S-400 là không đủ sức thuyết phục, thì lời Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị bình luận trong chuyến thăm gần đây của ông tới Moscow sẽ loại bỏ mọi nghi ngờ về việc liên minh Trung Quốc – Nga:
“Hợp tác Trung-Nga không chỉ giới hạn ở mức độ song phương, thay vào đó, hai nước đã và đang phối hợp và đóng vai trò tích cực trong một số vấn đề quốc tế.”
Hai nước, là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và là nền kinh tế lớn, TQ và Nga cùng đang ở vị thế tương tự trong cuộc khủng hoảng Syria, cũng như các cuộc đàm phán tại WTO và IMF.
“Là đối tác quan trọng và ưu tiên của nhau, Trung Quốc và Nga đang phát triển sự phối hợp chiến lược toàn diện như một nguyên tắc chiến lược, chứ không phải bất kỳ phương tiện”, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nói thêm.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị |
Đây là một tuyên bố đáng kinh ngạc, và rất có thể gây ra sự hoảng loạn lớn ở Lầu Năm Góc. Trung Quốc và Nga đang làm việc cùng nhau về “phối hợp chiến lược” về “một số vấn đề quốc tế”. Đây tương tự như cách mà NATO hội đàm.
Trong khi Vương Nghị viện dẫn cuộc xung đột ở Syria là một ví dụ về “vị trí tương tự” giữa Moscow và Bắc Kinh, rất có thể rằng Trung Quốc nhận ra họ sẽ cần sự giúp đỡ để chống lại phạm vi ảnh hưởng của Mỹ.
Cùng nhau, Nga và Trung Quốc đang phản đối kế hoạch của Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa mới ở Hàn Quốc. Và khi Mỹ tiếp tục đối kháng Trung Quốc ở Biển Đông, Bắc Kinh coi Nga là đối tác chính trị và quân sự chống lại tham vọng của phương Tây ở châu Á.
Cần nhìn vào thực tế rằng Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, còn Nga chỉ ở vị trí từ 7 đến 9. Nhưng có nhiều lý do chỉ ra rằng mối quan hệ Nga – Trung không bị lệ thuộc về kinh tế.
Trung Quốc là một chiến thắng lớn của Nga ở cuộc khủng hoảng Ukraina, Bắc Kinh có thể giao dịch năng lượng cực kỳ thuận lợi với Nga. Nhưng khó có thể cho rằng Trung Quốc đang “giúp đỡ” Nga.
Với Mỹ là mối đe dọa lớn đối với cả hai quốc gia. Trung Quốc muốn nâng cao năng lực quân sự để răn đe Mỹ – thứ mà Nga có sẵn.
Trung Quốc có thế mạnh quân sự trong mối quan hệ này, nhưng Nga bù lại với khả năng quân sự mạnh mẽ và tiềm năng phát triển kinh tế đáng kinh ngạc.
Đúng là Trung Quốc và Nga không có các căn cứ quân sự chung khắp toàn cầu, nhưng NATO khó có thể được coi là một hình mẫu cho một liên minh phòng thủ hiệu quả.
Liên minh Trung Quốc – Nga chống lại tham vọng bá chủ của Mỹ: Đó chính là mục đích xuyên suốt của sự hợp tác giữa hai quốc gia này.
Phong Lan