ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
​“Tỉ phú” hôm nay, gánh nặng ngày mai
Sunday, December 6, 2015 11:07
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

TT – Những “tỉ phú thời gian” – chuyện về những bạn trẻ đang trải qua những tháng ngày vật vờ mà Tuổi Trẻ phản ánh – nếu nhìn về tương lai thì thật sự là chuyện đáng báo động.
B4INREMOTE-aHR0cDovLzQuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1veURhaXU3LVZyay9WbVJlR1NSZ24wSS9BQUFBQUFBQWFZTS9abXU1M0dNQlBpay9zMTYwMC90aS1waHUtdGhvaS1naWFuLTE0NDkxODI1MTIuanBn
15g chiều thứ hai (16-11), quán café U (đường Trường Sơn, Q.10) đông nghẹt khách là thanh niên – Ảnh: Ngọc Hiển
Theo thống kê của Tổng cục Dân số – kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), bắt đầu từ năm 2007, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”.
Giai đoạn này chỉ xuất hiện một lần và kéo dài trong khoảng 30 – 40 năm. Cơ cấu “dân số vàng” là cơ hội sử dụng nguồn lao động dồi dào cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, tạo cơ hội cho tích lũy nguồn lực để tăng đầu tư cho an sinh xã hội, y tế, giáo dục, việc làm trong tương lai.
Quay trở lại hiện tại thì không cần phải đưa ra thêm dẫn chứng. Chỉ cần quan sát cuộc sống của giới trẻ xung quanh, từ làng mạc đến đô thị, ngày đêm đang có một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ gần như sống vật vờ qua ngày với đủ thứ lý do.
30 – 40 năm nữa, khi thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” qua đi, những “tỉ phú thời gian” hôm nay hoàn toàn có thể trở thành gánh nặng cho tương lai.
Mà không cần phải nói chuyện 30 – 40 năm sau, những “tỉ phú” hiện nay đã và đang đem đến những câu chuyện mang gam màu tối nhiều hơn là sáng cho xã hội. Nghĩ về tương lai thì càng thấy thêm sốt ruột.
Càng sốt ruột hơn khi lần giở các báo cáo gần nhất về tình hình thất nghiệp trên cả nước thì tỉ lệ thanh niên thất nghiệp, những “tỉ phú thời gian” ngày càng tăng và càng chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu lao động. Nguyên nhân được chỉ ra thì có đủ khách quan, chủ quan.
Về khách quan thì chất lượng đào tạo chưa tốt, sự chuyển dịch về mô hình, cơ cấu kinh tế cũng khiến cung và cầu trong lao động thay đổi…
Về chủ quan có chuyện người vừa ra trường đã đòi lương cao, làm gì cũng nhanh chán, “tự nâng giá” mình rồi nghỉ việc đến mức doanh nghiệp phải than vãn rằng “chán đến tận cổ”.
Tiêu chí “ngồi văn phòng, lương cao, làm việc nhẹ nhàng không áp lực, không làm thêm giờ” gần như trở thành ưu tiên số một của người xin việc trẻ, trong khi không soi xét lại năng lực, tay nghề của cá nhân.
Người đi làm thì sao? Lại cũng những báo cáo về năng suất lao động của người Việt Nam khiến chúng ta ù tai chóng mặt: năng suất lao động của người Việt Nam rất kém, như so với Thái Lan, chúng ta thua 50 năm.
30 – 40 năm nữa, những bạn trẻ đang là “tỉ phú thời gian” hiện nay sẽ bước vào “nhóm phụ thuộc” thì sẽ như thế nào khi tỉ lệ sinh đẻ hiện nay đang ngày một thấp đi?
Một xã hội có quá nhiều người ở “nhóm phụ thuộc” trong khi ở thời trai trẻ sung sức nhất không tạo ra được giá trị nào đáng kể sẽ trở thành một vấn đề cực kỳ nan giải, nếu không muốn nói là nguy hiểm?
Nói điều đó hoàn toàn không phải là “bi kịch hóa vấn đề” hay “quan trọng hóa vấn đề” nếu nhìn qua Nhật Bản hiện tại.
Dù là cường quốc, họ cũng có nhiều điều “đau đầu” về tỉ lệ dân số già. Nhưng nên nhớ, những người già hôm nay của Nhật Bản cũng từng là những thanh niên ngày trước đã học tập, lao động khốc liệt để đưa Nhật Bản thành cường quốc.
ĐOÀN TỪ DUY
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.