(Tình hình chiến sự ở Syria) – Theo ông Scott Bennet, sau một loạt các biến cố, bước tiếp theo có thể xảy ra là một cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.
” Có thể có đảo chính lật đổ Erdogan, phần đông thế giới đứng về phía Nga vì Mỹ đã bỏ châu Âu…” đó chính là những nhận định của một cựu sỹ quan lục quân, chuyên gia phân tích chống khủng bố Mỹ đưa ra khi nói về tình hình chiến sự ở Syria cũng như cuộc chiến chống khủng bố đang diễn ra ở Trung Đông.
Người Syria thể hiện sự phản đối với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. |
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền do hãng tin Sputnik của Nga vừa thực hiện, ông Scott Bennett – chuyên gia, cựu sỹ quan quân đội Mỹ Scott Bennett cho rằng, việc chính quyền của ông Obama hứa hẹn sẽ không đưa quân đội đến Syria tham chiến đã “loanh quanh” lại chống lại chính những hành động mà quân đội của Washington đang muốn tiến hành.
“Nếu Mỹ đưa bộ binh tham chiến ở Syria, điều đó tương đương với tuyên bố chiến tranh và nó cũng đồng nghĩa với việc phớt lờ sự nhất trí của Quốc hội Mỹ. Nếu như vậy, đây sẽ là hành động vi hiến. Vi phạm điều này cũng có nghĩa là Tổng thống Obama và Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter có thể sẽ bị bắt và truy tố.
Mỹ không thể đưa quân nhân đến bất cứ nơi nào tham chiến mà không có tuyên bố chiến tranh trừ những trường hợp hoạt động quân sự ở cấp chiến thuật có quy mô nhỏ.
Tuyên chiến cũng cũng nghĩa là nguy hiểm và chết chóc, nó chỉ là là giải pháp cuối cùng nếu ngoại giao chính trị thất bại” – ông Scott Bennett nói với tờ báo Nga.
Theo vị chuyên gia, việc Mỹ tuyên bố điều quân đến Syria đơn giản chẳng qua đó là hành động thử phản ứng và động thái của Nga.
“Tôi cho rằng điều đó (việc Mỹ đưa quân đến Syria) gần như không thể bởi người Nga đang chiếm lĩnh không gian chiến đấu và kiểm soát gần như toàn bộ lãnh thổ Syria, nơi đặc nhiệm Mỹ được cho là sẽ tới”.
“Đưa quân đến Syria sẽ dẫn đến thiệt hại về tính mạng. Lính Mỹ sẽ có thể tử nạn khi được triển khai nhầm chỗ. Lính Mỹ có thể chết để thổi phồng xung đột quân sự với người Nga và tiến hành các hàng loạt hành động chính trị khác để đòi hỏi sự công bằng”.
“Lập trường của Mỹ sẽ không thay đổi, Washington sẽ cố gắng để loại bỏ Assad và biến Syria thành một Libya thứ hai”. – nhà phân tích Scott Bennett nói.
Khi nói về sự kiện chiếc Su-24 của quân đội Nga bị bắn hạ bởi Thổ Nhĩ Kỳ, ông Scott Bennett cho rằng Nga đã có “ủy quyền về mặt đạo đức” để có thể gia tăng kiểm soát ở Syria bằng sức mạnh công nghệ, nhân lực, tên lửa và tàu chiến.
Quan hệ Nga – Thổ đang ở trạng thái cực kỳ căng thẳng. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã và đang bị chính quyền, truyền thông Nga chỉ trích, cáo buộc rất gay gắt. |
“Châu Âu, đa phần thế giới đã nhìn Nga với ánh mắt cảm thông. Mỹ biết điều đó và đang cố gắn làm mọi điều để nói với thế giới rằng “chúng tôi (Mỹ) với là đại ca trong khối và chúng tôi ở đây trước, chúng tôi sẽ không tự đuổi mình ra khỏi đất của mình.
Mỹ sẽ cố gắng sở hữu càng nhiều mỏ, nhà máy lọc dầu ở khu vực” – ông Scott Bennett nhận định.
Theo Scott Bennet, bước tiếp theo có thể xảy ra là một cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.
“Tôi cho rằng quân đội của chính ông ta sẽ nổi dậy, loại bỏ Erdogan và con trai ông ta. Khi đó, một chiến quyền mới sẽ ổn định hơn và Nga có thể thiết lập lại một mối quan hệ với với Thổ Nhĩ Kỳ.
Khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hòa bình với Tổng thống Syria Assad. Châu Âu cũng sẽ biết ơn điều này với chính Erdogan đã gián tiếp tạo ra dòng người di cư ồ ạt vào các nước này trong nửa năm qua. Hành động đó của Ankara giống như việc Erdogan đang tống tiền châu Âu”.
Khi nói về sự hiện hiện của Nga ở Syria, ông Scott Bennett cho rằng Nga có mặt ở Syria là để chiến đấu loại bỏ khủng bố IS bởi nếu IS không thể kiểm soát được nữa thì nước Nga cũng chính là nơi khủng bố tìm đến đầu tiên để tấn công.
“Tổng thống Nga Putin không để điều đó xảy ra, ông ấy đã sáng suốt khi đứng cùng Iran, Trung Quốc và một số quốc gia châu Âu.
Và, đa phần thế giới đã đứng về phía Nga. Đa phần châu Âu ủng hộ Putin bởi Mỹ đã từ bỏ lập trường bảo vệ châu Âu và để cho dòng người di cư từ Trung Đông tràn vào các quốc gia này”.
“Mỹ đã không chiến đấu chống lại IS trong hơn 1 năm qua. Thậm chí Mỹ đang chơi với chúng, cung cấp tiền, thả nhu yếu phẩn hỗ trợ các nhóm phiến quân từ máy bay vận tải C-130, giờ thì chúng tôi (Mỹ) không thể làm tiếp như vậy, chúng tôi (Mỹ) đang phải nhằm vào chúng…” ông Scott Bennett thừa nhận.
Theo nhà phân tích, chiến dịch của Mỹ ở Trung Đông từ năm 2001 đã là một bằng chứng chứng minh dấu chân quân sự từ lâu và vĩnh viên ở khu vực này.
“Chúng tôi (Mỹ) đã sai lầm khi tham chiến quá sâu ở Trung Đông, đã cố gắng kiểm soát khu vực mà không có chiến dịch thông tin, tâm lý phù hợp nhằm trồng cấy được một định hình rằng Mỹ hiện diện ở Trung Đông là quan trọng.
Chúng tôi đã sa lầy lá cờ của mình ở Trung Đông, không tạo ra thêm bạn bè mà chỉ xung đột và mâu thuẫn với người dân ở khu vực” – ông Scott Bennett thừa nhận.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và Tổng thống Mỹ Obama. |
Theo dõi truyền thông Nga, đặc biệt là trên trang Sputnik của nước này trong khoảng 10 ngày qua, có thể nhận thấy rõ ràng truyền thông Moscow cũng đang tham gia vào chiến dịch bảo vệ lập trường, quan điểm và hành động của chính quyền nước này ở Trung Đông và các sự kiện có liên quan.
Hiện tượng này cũng là chuyện bình thường bởi ở bất cứ quốc gia nào, truyền thông cũng là một trong những lực lượng xung kích, đi đầu trong công cuộc bảo vệ danh nghĩa, lợi ích quốc gia và hình ảnh của dân tộc mình.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là truyền thông Nga đã sử dụng các chiêu thức rất hiệu quả, cụ thể, báo chí Nga đã mạnh dạn tiến hành phỏng vấn, lấy ý kiến của các chuyên gia đến từ chính những nước có tư tưởng đối lập với Nga để tạo hiệu ứng thuyết phục đối với các phần còn lại của thế giới.
Bài phỏng vấn độc quyền của báo Sputnik với chuyên gia, cựu sỹ quan Mỹ Scott Bennet cũng là một trong những biểu hiện đó.
Từ nội dung bài phỏng vấn này, báo Nga cũng gián tiếp thể hiện sự quan ngại trước khả năng Mỹ thực sự đưa quân đội tham chiến ở Syria trong thời gian tới. Bởi, nếu binh sỹ Mỹ có đến thì cũng sẽ chiến đấu bên cạnh lực lượng nổi dậy hay “ôn hòa” như cách gọi của Washington.
Các lực lượng này có mục tiêu chính là lật đổ chính quền của Tổng thống Syria Assad, trong khi đó, Nga đang tiêu diệt IS, tấn công cả vào các lực lượng “ôn hòa” theo cách gọi của Mỹ bởi quân đội Nga cũng đang thực hiện sứ mệnh bảo vệ chính quyền của Tổng thống Syria Assad – một trong những đồng minh mật thiết nhất của ông Putin ở Trung Đông ở thời điểm và giai đoạn hiện nay – PV.
Hòa Bình