ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
SCIC thoái vốn: Bán ‘của để dành’ – Mừng và lo
Monday, October 19, 2015 7:03
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Liên quan tới thông tin SCIC được phép thoái vốn khỏi FPT, Vinamilk, liệu có phải là tín hiệu lạc quan khi chính phủ quyết định bán “của để dành”.

  SCIC thoái vốn: Bán 'của để dành' - Mừng và lo - Ảnh 1

SCIC sẽ tiếp tục thoái vốn ở 10 doanh nghiệp Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Cuối ngày 13/10, theo các nguồn thông tin, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã ký văn bản 1787/TTg-ĐMDN cho phép Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) “chọn thời gian thích hợp, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định việc thoái hết vốn tại 10 doanh nghiệp nhằm đạt được lợi ích cao nhất”.

Trong số 10 doanh nghiệp mà SCIC được quyền chọn thời điểm thích hợp để trình phương án thoái vốn có Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk (mã VNM), Công ty Cổ phần FTP (FPT), Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom), Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP)…

Công ty chứng khoán ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) nhận định số liệu quá khứ cho thấy, thông thường giá cổ phiếu thường tăng khi thoái vốn theo lô lớn. Đặc biệt, một số các công ty hấp dẫn trong danh sách đã full room nước ngoài như BMP và FPT nên dự kiến việc thoái vốn lần này sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, VPBS kỳ vọng thị trường sẽ phản ứng tích cực với thông tin trên trong ngắn hạn.

Cùng chung nhận định này, CTCP Chứng Khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng động thái thoái vốn của SCIC có thể mở đường cho sự tham gia nhiều hơn của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty này, nếu các công ty này được cho phép và quyết định sẽ nâng tỷ lệ trần sở hữu nước ngoài (FOL).

Cải thiện môi trường kinh doanh

Theo ước tính, Nhà nước có thể thu về hơn 3 tỷ USD khi SCIC thoái toàn bộ vốn tại các doanh nghiệp nêu trên và một số doanh nghiệp khác theo yêu cầu của Chính phủ. Trong đó Chính phủ có lẽ dự kiến dùng tiền từ bán tài sản để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

Ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, một khi các doanh nghiệp đã làm tốt và là lĩnh vực có nhiều đơn vị tham gia, thì nên thu vốn về để đầu tư vào những việc khác Nhà nước cần phải nắm giữ như an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, hạ tầng cơ sở. Theo ông Tiến, SCIC là đơn vị thay mặt Nhà nước đi đầu tư, đơn vị này sẽ có trách nhiệm lên kế hoạch sử dụng vốn tập trung nguồn lực lại để đầu tư vào những lĩnh vực mà Chính phủ quy định.

Trao đổi với TBKTSG Online, một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng cho rằng, điều này thể hiện rằng Chính phủ thấy đã đến lúc cần/phải bán “của để dành” và có thể do lý do: Chính phủ nhận ra với sự thay đổi của môi trường kinh doanh mới, Việt Nam thực sự hội nhập sâu thì không chắc những tài sản này có còn là “của ngon” hay không. Nhà nước không nên là nhà đầu tư chuyên nghiệp mà, theo cơ chế thị trường, nhà nước nên tập trung hơn vào việc tạo ra môi trường tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển.

Chưa vội mừng!

Phát biểu trên VTV về lộ trình thoái vốn khỏi 10 doanh nghiệp, ông Lại Văn Đạo – Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cho hay hiện đơn vị này chưa quyết định thời điểm cụ thể để rút vốn khỏi các doanh nghiệp. “Việc quyết định xem lúc nào lập phương án cụ thể trình Thủ tướng để bán vốn của các doanh nghiệp A, doanh nghiệp B, đến giờ phút này, chúng tôi chưa khẳng định”, ông nói.

Nguyên nhân được vị này đưa ra thị trường chứng khoán cuối năm thường biến động lớn và cũng phải tính đến tác động từ việc nới tỷ lệ sở hữu (room) cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, nhất là danh mục 10 doanh nghiệp này đa phần sẽ được nới room.

Do đó, thị trường chứng khoán sắp tới phải chăng sẽ có những thay đổi bất ngờ?

Mặt khác, trong ngắn hạn, giới tài chính cho rằng tuy có thể thu về hàng tỷ đô la Mỹ từ các đợt thoái vốn sau chỉ đạo này, song đó không phải là chuyện sẽ diễn ra ngay và cũng không có nghĩa ngân sách sẽ được giảm bớt áp lực ngay trong năm nay. Nếu việc quản lý ngân sách khắc phục được sự thâm hụt hàng chục tỷ đô la Mỹ một năm hoặc hạn chế những khoản đầu tư cơ sở hạ tầng vô độ thì sự thay đổi mới được nhìn nhận thực sự là tích cực.

Về vấn đề này, một lãnh đạo ngân hàng thương mại tại TP.HCM cho rằng, việc thoái vốn nhà nước chỉ tốt thật sự khi những đồng tiền đó được sử dụng tốt, tức là được dùng hiệu quả và thiết thực. Ngay cả việc bán cho đối tác nước ngoài nghe thì lạc quan nhưng vấn đề là bán cho ai…, nên hãy nhìn vào hành động, chưa nên hào hứng quá sớm vì cái gì cũng có hai mặt.

Kiều Hương (T.H)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.