Đức rời nhóm Anti-Putin của Mỹ
Monday, October 19, 2015 5:44
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Đức bất ngờ rời nhóm anti-Putin của Mỹ. Nước này chính thức chào đón sự tham gia của Moscow trong trận chiến Syria và có ý muốn cùng với Nga và Pháp để chấm dứt chiến tranh. Hành động này là để ngăn chặn làn sóng tị nạn. Đức đã lệnh cho hàng ngàn binh sĩ chuẩn bị tham chiến.
Đức bất ngờ rời liên minh của Mỹ để chống lại sự tham chiến của Nga ở Syria.
Bộ trưởng quốc phòng Ursula vonder Leyen nói với Der Spiegel rằng bà ủng hộ quyết định tham chiến của Putin để chống lại nhóm Hồi giáo cực đoan. Đó là một hành động mang lại lợi ích chung.
Ảnh © Deutsche Presse‑Agentur
Frank-Walter Steinmeier và đối tác Sergei Lavrov từ Nga đã cùng làm việc không mệt mỏi cho một kế hoạch tại Syria. Ảnh cho thấy hai bộ trưởng đến thăm đài tưởng niệm Stalingrad ở Volgograd hồi tháng 5 năm nay.
Phát ngôn viên của Bộ ngoại thương đã nói rằng Đức sẽ chào đón nỗ lực của Nga trong trận chiến với IS. Bộ trưởng ngoại giao Frank-Walter Steinmeier thậm chí đã công bố sự kết hợp giữa ông, bộ trưởng ngoại giao Nga Lavrov và người đồng nghiệp Laurent Fabius đến từ Pháp. Mục đích của việc này là để chấm dứt nội chiến ở Syria. Lavrov và Fabius đang định sẽ đến Berlin thứ bảy này.
Bộ trưởng ngoại giao Nga Sergey Lavrov kêu gọi Bộ quốc phòng Mỹ tham gia vào nỗ lực này cùng với quân đội Nga. Do cả 2 bên đều đã đầu tư khá nhiều vào vụ việc ở Syria, việc Mỹ phục hồi lại quan hệ với Nga là một quyết định tối quan trọng, theo Lavrov phát biểu hồi thứ sáu ở Moscow. Việc này là để tránh những “sự phát sinh đáng tiếc”. Quân đội Nga đang đóng tại Địa Trung Hải sẽ làm theo luật lệ quốc tế. Lavrov giải thích rằng, hơn thế nữa, Nga sẽ tham gia cung cấp vũ khí cho Bashar al-Assad để họ có thể chống lại Hồi giáo cực đoan IS.
Phía Nga đã bắt đầu có hành động trên mặt trận ngoại giao vài tuần trước nhưng Mỹ vẫn chưa cho thấy động thái chống hay thuận. Sẽ không có bất kỳ sự thừa nhận nào từ phía Mỹ về việc Nga đã giải quyết thế gọng kềm một cách có hiệu quả. Chính phủ Mỹ chỉ đưa ra cảnh báo về việc làn sóng tị nạn sẽ càng tệ hơn nếu Nga tham chiến.
Đặc biệt, đảng Tân bảo thủ đang cảnh báo gắt gao sự nguy hiểm khi phối hợp với Nga trong bất kỳ việc gì. Tổng thống Obama không nói thẳng ra là Nhà trắng có hợp tác với Nga hay không. Bộ trưởng ngoại giao John Kerry bất ngờ đến thăm Nga hồi mùa xuân, tuy nhiên, vẫn không có gì thay đổi trên cục diện Syria. Rất có thể Mỹ sẽ thay đổi quyết định và chuyển sang hợp tác với Nga do làn sóng tị nạn ở trung đông đang trở nên rất tệ hại.
Frank-Walter Steinmeier đang cố gắng ngầm hoà giải với Nga do đó thường xuyên liên hệ với Lavrov. Có vẻ như chỉ có mình ông này trong chính phủ Đức nhận ra rằng làn sóng tị nạn sẽ trở nên mất kiểm soát nếu trận chiến ở Trung Đông vẫn còn kéo dài. Áo và Tây Ban Nha cũng bật đèn xanh vài ngày trước rằng sự tham chiến của Nga chống lại IS là rất quan trọng. Nga đang bắt đầu triển khai hoạt động quân sự ở Syria.
Bộ trưởng quốc phòng Đức Ursula von der Leyen muốn mở rộng triển khai của nhóm Bundeswehr ở Iraq. Bundeswehr sẽ sẵn sàng làm việc cho các khu vực ở Kurdish dưới sự hợp tác với chính phủ Iraq, ngài bộ trưởng nói hôm thứ bảy. Những bước đầu đang được triển khai. Đức đã cung cấp thuốc, mũ bảo hiểm và mặt nạ chống độc. Gần 100 chiến binh Bundeswehr đang huấn luyện binh sĩ Peshmerga của Kurdish ở phía bắc Iraq. Vũ khí cũng đã được chuyển đến.
Von der Leyen cũng đã lệnh cho hàng ngàn binh sĩ Đức chuẩn bị cho sự khủng hoảng tị nạn. Vẫn chưa rõ hoạt động này là vì dân tị nạn hay vì hiểm hoạ khủng bố. Lệnh được ban hành cho các nhóm binh sĩ ngày hôm trước, phát ngôn viên của Bộ nói với Der Spiegel hôm thứ sáu. Khoảng 4000 binh sĩ đang ráo riết chuẩn bị được triển khai. Hàng tram binh sĩ đã được gửi đến để giúp đỡ khu vực tị nạn hồi cuối tuần vừa rồi. Binh sĩ sẽ được trả thêm cho việc phục vụ chiến địch này.
Nguồn: friendsofsyria.info
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo