TÌNH YÊU CUỘC SỐNG. Ngày mới yêu thương gồm các bài mới : Chào ngày mới 20 tháng 6; Chờ, Lâm Cúc bình thơ “Gặp” của Phan Chí Thắng; Tiếng Anh cho em. Tái cân bằng Trung Mỹ ở châu Á; Tài liệu VOA Special English. Tài liệu luyện nghe đọc và dịch thuật tiếng Anh nông nghiệp; Câu chuyên tình yêu (Love Story Piano & Violin Duet); Ban mai (nhạc phẩm yêu thích Symphony of light của Frederic Delarue – biên tập video bởi Andreea Petcu).
Chào ngày mới 20 tháng 6
CNM365. Chào ngày mới 20 tháng 6. Tết Đoan Ngọ ngày 5 tháng 5 âm lịch là Tết giết sâu bọ hay Tết Đoan dương, là một ngày Tết truyền thống tại Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên; cũng là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ, ngày Vía Bà ở Việt Nam. Năm 1867 – Chiến tranh Pháp-Đại Nam: Pháp chiếm thành Vĩnh Long lần thứ 2. Phan Thanh Giản tuẫn tiết sau khi mất thành. Năm 1837 – Nữ vương Victoria bắt đầu trị vì, bà là quân chủ trị vì lâu nhất trong lịch sử Anh Quốc. Năm 1810 – ngày sinh Thái hậu Từ Dụ, Thái hậu nhà Nguyễn Việt Nam (mất năm 1902). Năm 1895 – Hoàng đế Đức Wilhelm II khánh thành kênh đào Kiel băng qua bán đảo Jylland, hiện là thủy đạo nhân tạo bận rộn nhất trên thế giới. xem tiếp…
CHỜ …
Lâm Cúc
Khi đọc được bài thơ thích, lòng mừng như vừa được tặng quà.
Gặp
Sáng nay ra ngõ gặp đường
Qua chợ thấy mú, lên phường đụng quan
Sa chân vấp phải đoạn đàng
Phố đông rặt những vội vàng lấn chen
Nắng trời nát mặt lọ lem
Cành cao vất vưởng cũ mèm câu thơ
Tháp chuông rầu rĩ nhà thờ
Tìm không ra cái bất ngờ lọt tai
Nhìn mình thấy thõng hai vai
Phú Xuân cỏ lút, Đồng Nai sông tàn.
Phan Chí Thắng
Tại sao thích bài thơ “Gặp” của anh Phan Chí Thắng? Vì tôi có nỗi chờ đợi của mình trong bài thơ này.
Chờ một điều gì đó mới mẻ.
Cuộc sống đang mòn đi trong sự trì trệ quen thuộc. Đáng buồn hơn, sáo rỗng và giả dối đang trở thành quen thuộc, chiếm lĩnh từng phần của con người và đang trên tư thế, chiếm trọn cả phần người trong nhiều cá nhân. Nhiều cá nhân trở thành đám đông!
Tục ngữ có câu : “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Tác giả bài thơ đã bước ra đường, trong tâm thế chờ đợi để học hỏi, để vui mừng, để nâng mình lên “ một tầm nào đó”…Hoặc gặp gỡ những người có thể nâng đất nước, xã hội lên một tầm nào đó như đã hoài mong đợi.
Nhưng, ngậm ngùi thay, “ra ngõ gặp đường. Lên phường đụng quan”. Sa chân, dù là cao tốc phẳng lì vẫn “vấp phải đoạn đàng” nhiều bất trắc.
Sáng nay ra ngõ gặp đường
Qua chợ thấy mú, lên phường đụng quan
Sa chân vấp phải đoạn đàng
Phố đông rặt những vội vàng lấn chen
Nắng trời nát mặt lọ lem
Cành cao vất vưởng cũ mèm câu thơ
Ai chẳng biết ra ngõ gặp đường. Lên phường không đụng quan thì đụng nhà thơ à? Tác giả cũng rõ mười mươi những điều ấy, liệt kê lại cái đã biết trong thơ mình nhằm khắc họa một điều khác, đó là điều tác giả mong đợi, khao khát thấy: “cái bất ngờ lọt tai”.
Làm kinh tế mà dừng lại ở một điểm là tự suy thoái. Sống trong xã hội lập đi, lập lại những điều quen thuộc tiềm ẩn vô vàn bất trắc, bất an như trộm cắp chực chờ đâu đó quanh nhà. Bước ra đường phập phồng vì sợ tai nạn giao thông. Lê tàu xe sợ cướp giật. Bữa cơm thì sợ mọi món ăn điều chứa chất độc…Sợ liên miên và nhìn những cái quen thuộc ẩn chứa nhiều bất an như vậy lập đi, lập lại quanh cuộc sống, khác nào nhìn chính sợi thòng lọng ngày càng siết nhỏ vòng, quanh trái tim?
Phải tìm cái gì đó phá vỡ những quen thuộc đang dần trở thành bức bách. Ví dụ như Hà Nội đang tuyên chiến với nói tục để hy vọng vãn hồi văn hóa đang tuột dốc thê thảm.
Suốt một ngày lang thang trên con đường tìm kiếm của mình, tác giả chỉ nhìn thấy mình trong hình hài lõng khỏng, với đôi vai xuôi thõng. Tôi chắc hôm đó trời về chiều rồi, con đường vắng vẻ, nhưng không có mưa. Chỉ trong lòng người, miên man rơi một cơn mưa buồn ngậm ngùi:
“Nhìn mình thấy thõng hai vai
Phú Xuân cỏ lút, Đồng Nai sông tàn”
Người thõng hai vai là người hoặc không đủ sức gánh vác, hoặc không muốn gánh vác, hoặc muốn gánh vác cũng không thể làm được. Trước cuộc đời của con người không thể gánh vác ấy là “ Phú Xuân cỏ lút, Đồng Nai sông tàn”. Tác giả hy vọng gặp được, hay thấy được Người sẽ làm cho Phú Xuân thay cỏ bằng hoa, làm cho Đồng Nai cuộn trào trở lại những cơn sóng tung mình qua mọi vật cản hòa vào biển rộng?
Tôi thích bài thơ, dù bài thơ không có câu chữ hay, không có nghĩa ẩn, nghĩa bóng chồng chồng, lớp lớp; không có cả hình ảnh gợi tình, gợi cảnh miên man. Toàn bài thơ chỉ có một điều đó là nói lên sự thật!
Chao ôi! Đã bao nhiêu lâu rồi tôi mới được đọc một bài thơ nói thật? Một bài thơ không tô hồng, không vẽ cánh cho bắp cải?
Vàng quí vì vàng ít. Kim cương quí hơn vàng vì kim cương ít hơn vàng. Giả sử một ngày nào đó, người ta phát hiện ra một vùng chứa kim cương nhiều đến đổi ai muốn dùng bao nhiêu cứ lấy, lúc đó, kim cương sẽ như là cát bây giờ thôi.
Lâu lắm rồi, không rõ từ khi nào, tôi “đói” cái thật trong thơ, sự dũng cảm khi lột trần vấn đề, đặt nó nguyên bản như cuộc sống vốn có lên ghế thơ, dù sự thật không phải là một tiêu chí tối cần để làm nên bài thơ, hay một bài thơ hay.
Bài thơ “Gặp” có 10 câu. Nhưng nếu không có hai câu cuối, tôi có thể không còn thích bài thơ nữa. Với tôi, trong mỗi câu thơ gặp được chữ thơ hay đã sướng. Trong từng bài thơ, đọc được câu thơ hay là hạnh phúc long lanh.
Tiếng Anh cho em
Học song ngữ Anh Việt đối chiếu
qua các trích đoạn “Tôi có một giấc mơ”
“So sánh “giấc mơ Trung Quốc” của Chủ tịch Tập với giấc mơ Mỹ nhấn mạnh sự khác biệt giữa hai hệ thống chính trị và xã hội. Tập tán dương thành công của Trung Quốc trong “trẻ hóa dân tộc” bằng cách khai thác những tài năng và năng lực của người dân trong việc phục vụ nhà nước. Ngược lại, giấc mơ Mỹ ca ngợi sự thành công của cá nhân mạnh mẽ – những người đạt được vị trí xã hội cao hơn và giàu có hơn bằng cách vượt qua những trở ngại gây ra bởi các quy ước hoặc thành kiến xã hội hoặc chính quyền lạm dụng quyền lực của mình, hoặc do may mắn. Mỹ muốn Trung Quốc thực hiện theo các giá trị của mình, nhưng các lãnh đạo Trung Quốc cho rằng họ đang bị lật đổ.”
“Comparing President Xi’s “Chinese dream” with the American dream highlights the difference between the two political and social systems. Xi extols China’s success in “rejuvenating the nation” by harnessing the talents and energies of its people in service of the state. By contrast, the American dream extols the success of the rugged individual who achieves upward social mobility and material prosperity by overcoming obstacles posed by social conventions or prejudices or authorities abusing their power, or sheer bad luck. The US would like China to adopt its values but the Chinese leadership considers them subversive.”
Xem thêm:
Tôi có một giấc mơ, Martin Luther King
Tôi có một giấc mơ, Wikipedia tiếng Việt
Tôi có một giấc mơ, Hoàng Kim
Tái cân bằng Trung Mỹ ở châu Á?
Báo Mỹ, tờ The New York Rewiew of Books có bài bình luận mới, rất đáng chú ý ngày 19. 6. 2015 của tác giả George Soros: A Partnership with China to Avoid World War (Xây dựng mối quan hệ đối tác với Trung Quốc nhằm tránh cuộc chiến tranh thế giới, người dịch Nguyễn Hoàng Mỹ Phương, trích dẫn trên trang Viet-Studies). Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Bắc Kinh, tháng 11 năm 2014, ảnh Pete Souza/ Nhà Trắng trên trang The New York Rewiew of Books. xem tiếp….
VOA Learning English
không chỉ là tiếng Anh cho em mà còn là tình yêu cuộc sống
Cocoa Smuggling Increases in West Africa
bởi VOA Learning English
- 20.548 lượt xem
8 tháng trước
Conflicts Place Heavy Demands on World Food Program
Video yêu thích
Love Story (Piano & Violin Duet)
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và học Cây Lương thực Dạy và Học Tình yêu cuộc sống Kim on LinkedIn Kim on Facebook
2015-08-12 09:26:05
Nguồn: https://khatkhaoxanh.wordpress.com/2015/06/20/ngay-moi-yeu-thuong-2/