Khoa học và vũ trụ Được phát hiện vào năm 1801, Ceres là hành tinh lùn gần Mặt trời nhất. Mới đây, các nhà khoa học Mỹ phát hiện một ngọn núi bí ẩn hình kim tự tháp trên hành tinh này.
Ceres mang tên nữ thần của cây cối, mùa màng và tình mẫu tử trong tín ngưỡng của người La Mã cổ đại. Đến năm 2012 tàu vũ trụ Dawn của NASA mới tiếp cận hành tinh lùn này để tìm hiểu về lớp bằng trên bề mặt của nó.
Theo Mirror, phi thuyền Dawn của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), hôm 23/6/2015 đã phát hiện ngọn núi hình kim tự tháp thứ hai trong hệ Mặt trời. Trước đó, robot thăm dò Curiosity từng chụp ảnh một vật thể lớn hình kim tự tháp trên sao Hỏa.
Dawn phát hiện ngọn núi trên Ceres, khi nó bay ở độ cao hơn 4.300m so với tiểu hành tinh. Dawn cũng phát hiện ít nhất 8 vùng sáng bí ẩn trong miệng hố có chiều rộng khoảng 88km. Rất có thể đó là những khu vực chứa nhiều chất phản quang như băng và muối. Khi phân tích dữ liệu ảnh, các chuyên gia cũng thấy nhiều hố có đỉnh. Họ phát hiện khá nhiều bằng chứng về hoạt động trên bề mặt hành tinh lùn trong quá khứ, bao gồm đất lở và sự sụp đổ của các cấu trúc địa chất.
“Bề mặt của Ceres có rất nhiều đặc điểm độc đáo và thú vị“, Carol Raymond, phó phụ trách nhóm nghiên cứu dữ liệu của tàu Dawn cho biết.
Ở các vệ tinh băng rìa ngoài hệ Mặt trời thường xuất hiện nhiều hố có lõm giữa. Tuy nhiên, ở Ceres (cách rất xa rìa ngoài hệ Mặt trời), lại xuất hiện rất nhiều hố thiên thạch to lõm giữa. Những hố như thế và các đặc điểm khác sẽ giúp hiểu cấu trúc bên trong của Ceres, thứ mà chúng ta không thể đích thân khám phá.
Là phi thuyền đầu tiên theo dõi hành tinh lùn, Dawn tới Ceres ngày 6/3. Nó sẽ tiếp tục bay cách Ceres ở cự ly hơn 4.300 km tới ngày 30/6. Sau đó tàu sẽ giảm dần độ cao để đạt khoảng cách 960 km so với bề mặt hành tinh lùn vào tháng 8.
Theo Vnexpress