Những ngộ nhận về nhà báo công dân
Friday, June 26, 2015 20:20
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Nhà báo, hai từ này thời gian gần đây mặc dù bị chửi nhiều, nhưng không thể phủ nhận, đó là công việc mơ ước và hấp dẫn bậc nhất đối với đại đa số thị dân, từ người giàu đến người nghèo, từ trẻ con đến người già, từ trí thức cho đến bần nông, kể cả bọn đéo biết chữ. Cấm cãi.
Với khoảng 30.000 người hoạt động liên quan đến báo chí trên 90 triệu dân, rõ ràng tỉ lệ người làm báo so với người dân là rất ít. Chưa kể, được cấp thẻ nhà báo là cả một quá trình hoạt động lâu dài với nhiều điều kiện khắt khe, thậm chí có những người hoạt động báo chí cả chục năm cũng chưa đủ điều kiện được cấp thẻ để được gọi là nhà báo đúng nghĩa trong xã hội Việt Nam.
Hiện nay chỉ có khoảng 17.000 người được cấp thẻ chính thức.
Nhà báo, danh xưng mơ ước cộng với sự bùng nổ của mạng xã hội khiến nảy sinh ra khái niệm quái đản “nhà báo công dân”.
Một smartphone trang bị máy ảnh 8 megapixel, vài ba dòng cảm thán, phân tích tình hình xã hội bằng Gúc trên một tài khoản FB là có thể được cộng đồng mạng tung hô là nhà báo công dân.
Vài ba lần như vậy khiến “nhà báo công dân” mọi nơi mọi lúc hăng say “tác nghiệp” dẫn đến nảy sinh vô số chuyện nực cười, lẫn trong đó là những bi kịch họ vô tình đưa đến cộng đồng. Những bi hài kịch thường được tiếp tay bởi những toà soạn đang đói tin bài và áp lực cạnh tranh câu độc giả, dĩ nhiên, không thể thiếu sự tham gia của lũ thị dân mạng adua, độc ác và ngu ngốc.
Anh thày thuốc bạn xơ ở một vùng quê nghèo túng phía Bắc, nạn nhân mới nhất của cái gọi là “nhà báo công dân” là một ví dụ điển hình.
Nhìn góc chụp, có thể nhận ra bức ảnh được chụp bởi một người đang nằm, và chắc chắn là một bệnh nhân, có thể con bệnh này đang nằm điều trị bệnh trĩ hoặc dạ dày, căn bệnh phổ biến của người dân vùng đó, và cũng có thể anh/chị này vừa nhăn nhó khổ sở để mong sự thương hại của bác sĩ kia. Nhưng ngay lập tức, anh/chị tranh thủ vị bác sĩ vô í đưa chân lên giường khám cho một bệnh nhân khác cùng phòng để dùng con điện thoại ghẻ chụp ngay khoảnh khắc đó và post lên mạng.
Kết cục của câu chuyện hẳn ai cũng đã rõ. Vị bác sĩ bị cách chức chỉ bởi cho chân lên giường khi khám cho bệnh nhân.
Chắc hẳn, anh/chị chẳng chút lăn tăn cho hành vi này, anh/chị còn đang mải đếm like và share, sung sướng trước bức ảnh của mình được lên báo như một bằng chứng tố cáo hành vi xấu xa của vị bác sĩ kia. Một sự bất lương hồn nhiên của một “nhà báo công dân”.
Đó chỉ là một ví dụ trong hàng vạn câu chuyện diễn ra hàng ngày trên mạng xã hội, nơi ai ai cũng là “nhà báo”. Nhìn một thằng ranh con vi phạm luật giao thông dí sát chiếc điện thoại vào mặt một trung tá CSGT, một bệnh nhân vào viện chưa được chăm sóc kịp thời vừa gào thét vừa giơ điện thoại quay các bác sĩ, một phụ huynh học sinh sẵn sàng cầm điện thoại cãi nhau với thày cô giáo, … rồi doạ đưa lên mạng xã hội mới thấy các “nhà báo” này ảo tưởng quyền lực bệnh hoạn thế nào.
Một vài trường hợp được cổ suý khiến xã hội như lên đồng, có trong tay smartphone, ai cũng tưởng mình là nhà báo, quyền lực thứ 4 trong xã hội, ai cũng hung hăng bất chấp lí lẽ, bất chấp cả những hậu quả lớn do mình gây ra cho đồng loại. Bất chấp sự vi phạm về quyền cá nhân. Bất chấp việc không hiểu biết các quy tắc nghề nghiệp mà các nhà báo đang công tác tại các toà soạn hàng ngày phải trau dồi.
Nhưng thôi, nói làm gì mất công, đằng nào các cô cũng vẫn khao khát quyền lực cho riêng mình, suy cho cùng nó cũng là chính đáng. Hy vọng, quyền lực và niềm sung sướng trong chốc lát đó không bị trả giá quá đắt bởi sự dằn vặt lương tâm và các quy định của pháp luật mà thôi.
Phỏng các “nhà báo công dân”?
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo