ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
HẠt GiỐng Lai So VỚi BiẾn ĐỔi Gien (gmo)
Tuesday, June 9, 2015 19:38
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

B4INREMOTE-aHR0cDovLzQuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1SSjB4WnRKVjR2cy9WWGVpcGFwY0VJSS9BQUFBQUFBQVdSVS9zM2lvT0ROZFB6NC9zNjQwL2h5YnJpZC1zZWVkcy12cy1nbW9zLmpwZw==
Không giống các hạt giống lai được tạo ra nhờ phối chéo hai giống cây khác nhau nhưng có họ hàng với nhau, hạt giống biến đổi gien là kết quả của phối chéo các vương quốc sinh học khác nhau như là, một loại vi khuẩn-động vật với một giống thực vật. Ví dụ, Monsanto đã phối gen di truyền từ một loại vi khuẩn được gọi là Bt (Bacillus thuringiensis) với ngô. Mục đích là để tạo ra một loại cây kháng sâu bệnh. Điều này có nghĩa rằng bất kỳ loài gây hại nào cố gắng để ăn cây ngô sẽ chết vì thuốc trừ sâu là một phần của tất cả các tế bào của cây. Giống cây trồng biến đổi gen này, được gọi là ngô Bt, được tự đăng ký như là một loại thuốc trừ sâu với EPA (Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ), cùng với các loại cây trồng biến đổi gen Bt khác. Nói cách khác, nếu bạn ăn ngô này hay để gia súc của bạn ăn, gà của bạn hoặc chính bạn sẽ được ăn một loại thuốc trừ sâu thực sự – không chỉ là một phần nhỏ dư lượng thuốc trừ sâu.”
——–
Bài đầy đủ:
Phạm Thu Hường dịch
Hạt giống lai, hạt giống biến đổi gen (GMO), hạt giống truyền thống. Các nhãn hàng này thường gây nhầm lẫn cho người dân. Không ngày nào trôi qua mà không có một số người đọc để lại một bình luận như thế này: “GMOs là hoàn toàn an toàn. Nông dân và người làm vườn đã cải biến hạt giống lai tạo như thế này trong hàng ngàn năm. Hãy ngả mũ trước công nghệ, mọi người!”
Không phải. Không đơn giản như vậy. Nhiều độc giả có thiện chí đã không hiểu sự khác biệt cơ bản giữa hạt giống lai và biến đổi gen là gì.
Hạt giống lai là gì?
Nông dân và người làm vườn đã được trồng giống cây trồng mới hàng ngàn năm qua giống chọn lọc. Họ đã làm điều này bằng cách thụ phấn chéo hai giống cây trồng khác nhau, nhưng có liên quan tương thích với nhau, qua từ 6 đến 10 thế hệ thực vật, từ đó tạo ra một giống cây trồng mới (những giống cây trồng mới này sẽ tự sinh sản ra các thế hệ tiếp theo đồng nhất – phương pháp chọn lọc cổ điển).
Quá trình này đòi hỏi sự kiên nhẫn và thời gian, nhưng là bền vững. Bằng cách chọn cây thụ phấn chéo liên quan theo cách này, người nông dân có thể tạo ra các giống lành mạnh và thích nghi tốt nhất với khí hậu – đất, mô hình thời tiết, các loại côn trùng địa phương.
Tuy nhiên, vào giữa thế kỷ thứ mười chín, Darwin và Mendel phát hiện ra một phương pháp chọn lọc qua kiểm soát có thể tạo ra những đặc điểm mong muốn chỉ trong vòng một thế hệ. Phương pháp này tạo ra những gì được gọi là hạt lai F1. Những hạt giống lai cũng là tự nhiên như các giống cây bố mẹ, vẫn là sản phẩm từ thụ phấn chéo hai giống cây khác nhau nhưng có liên quan, chỉ khác là quá trình thụ phấn chéo được kiểm soát thủ công.
Hạt giống lai: Những hậu quả
Nhược điểm lớn nhất của hạt giống lai là chúng không tự “tái tạo đúng” trong thế hệ thứ hai. Điều đó có nghĩa rằng nếu bạn lưu những hạt giống được sản xuất bởi các hạt giống lai F1 và trồng chúng, giống cây trồng sẽ phát triển từ những hạt giống (được gọi là thế hệ thứ hai) có thể có hoặc có thể không có những đặc điểm mong muốn bạn chọn khi lai hạt giống thế hệ đầu tiên.
Rebsie của Daughter of the Soil mô tả:
“Khi hai giống tương thích với nhau được thụ phấn chéo, kết quả là thế hệ lai thứ nhất thường sẽ lớn hơn, đẹp hơn, tăng trưởng nhanh hơn hoặc cho năng suất cao hơn so với giống cha mẹ của mình, tạo nên điểm thuận lợi nhất cho việc bán hàng. Nhưng đó là một kỳ quan chỉ tồn tại một lần. Thế hệ tiếp theo không có được sức sống và sự đồng nhất như thế hệ đầu, và ý tưởng là bạn sẽ không cần lưu giống từ nó, bạn chỉ cần vứt nó đi và mua các hạt giống F1 mới cho mùa sau. Điều này là không tốt cho cây trồng tự nhiên, không tốt cho khu vườn và không tốt cho bạn, nhưng lại là tốt cho các công ty hạt giống kiếm lời từ nó và giành quyền kiểm soát ngày càng tăng về những gì chúng ta mua và phát triển.”
Trong khi có thể nói không có điều gì ngược lại tự nhiên với quá trình này (chọn lọc kiểm soát), nó khiến cho bạn phụ thuộc vào các công ty cung cấp hạt giống năm này qua năm khác khi mà bạn không thể tiết kiệm hạt giống từ thế hệ lai F1 và mong muốn các thế hệ tiếp theo của giống cây trồng đó phát triển được giống hệt nhau như thế hệ đầu tiên mà bạn đã mua. Trong khi điều này là một phiền toái nhỏ cho một người làm vườn nhà, nó có thể là một thảm họa cho sự tồn tại của nông dân trên khắp thế giới.
Trong thực tế, điều này chính xác là những gì đã xảy ra. Dawn trong Small Footprint Family viết:
“Khi người nông dân nông dân trồng các giống lai mới, chúng đã thực sự hiệu quả hơn và cho năng suất cao hơn, mặc dù chúng cần thêm phân bón và nước. Nhưng khi họ thu thập và lưu hạt giống cho mùa tiếp theo mùa như họ đã làm đối với các loại hạt giống truyền thống, thế này này qua thế hệ khác-không có cây nào trong số đó đã tăng trưởng đúng với cây trồng của thế hệ đầu họ đã mua, sản lượng rất ít, và những người nông dân nghèo khốn khổ đã không còn những hạt giống truyền thống, không còn cách nào khác là phải đi đến các công ty lớn để mua hạt giống lai một lần nữa, hàng năm.”
Các công ty Mỹ như Cargill cố ý làm gián đoạn chu kỳ truyền thống của tiết kiệm hạt giống tự thụ phấn và khả năng tự cung tự cấp và về cơ bản buộc toàn bộ cả quốc gia mua hạt giống của họ, và các hóa chất nông nghiệp cần thiết để phát triển chúng. Hầu hết những người nông dân nghèo này đã không bao giờ phải trả tiền cho hạt giống trước đây, và đã không thể đủ khả năng chi trả cho những hạt giống lai mới, hoặc cho các loại phân bón hóa học mới mà chúng yêu cầu, đã buộc phải bán trang trại của họ và di chuyển đến các thành phố để làm việc. Đây là nguyên nhân lớn dẫn đến các khu ổ chuột khét tiếng của Ấn Độ, Mỹ Latinh, và các nước đang phát triển khác được tạo ra.
Đến những năm 1990 ước tính có khoảng 95% của tất cả các nông dân ở Thế giới thứ nhất và 40% của tất cả các nông dân ở Thế giới thứ ba đã sử dụng hạt giống lai được biết đến như là “cuộc cách mạng xanh” (Green Revolution), với mức độ sử dụng lớn nhất được tìm thấy ở châu Á, tiếp theo là Mexico và Mỹ Latinh. Thế giới mất khoảng 75% của sự đa dạng sinh học thực phẩm của mình, và sự kiểm soát về hạt giống đã được chuyển từ cộng đồng những người làm nông nghiệp sang tay một số ít các công ty đa quốc gia.
Hạt giống biến đổi gen (GMO) là gì?
Không giống như các hạt giống lai, hạt giống biến đổi gen không được tạo ra bằng cách sử dụng các phương pháp công nghệ thấp tự nhiên. Hạt giống biến đổi gen được tạo ra trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng công nghệ cao và kỹ thuật phức tạp như nối gen. Hơn nữa, hạt giống biến đổi gen vượt qua giới hạn của “sự tương thích giữa các giống khác nhau”. Thường là nó vượt xa giới hạn của tự nhiên để thay vì phối chéo hai giống khác nhau nhưng có liên quan, họ phối chéo các vương quốc sinh học khác nhau như là, một loại vi khuẩn-động vật với một giống thực vật. Ví dụ, Monsanto đã phối gen di truyền từ một loại vi khuẩn được gọi là Bt (Bacillus thuringiensis) với ngô. Mục đích là để tạo ra một cây kháng sâu bệnh. Điều này có nghĩa rằng bất kỳ loài gây hại cố gắng để ăn cây ngô sẽ chết vì thuốc trừ sâu là một phần của tất cả các tế bào của cây.
Giống cây trồng biến đổi gen này, được gọi là ngô Bt, được tự đăng ký như là một loại thuốc trừ sâu với EPA , cùng với các loại cây trồng biến đổi gen Bt khác. Nói cách khác, nếu bạn ăn ngô này hay để gia súc của bạn, gà của bạn, hoặc chính bạn, sẽ được ăn một loại thuốc trừ sâu thực tế – không chỉ là một phần nhỏ dư lượng thuốc trừ sâu.
Hạt giống biến đổi gen: Những hậu quả
Đáng buồn thay, GMO được coi là một công nghệ hiện đại tuyệt vời chưa được biết đầy đủ. Một mặt, các công ty công nghệ sinh học như Monsanto cho rằng những hạt giống biến đổi gen mà họ tạo ra rất độc đáo mà họ cần phải được cấp bằng sáng chế – một cái gì đó có ảnh hưởng sâu rộng và tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, mặt khác, công ty lại dùng một lập luận rằng những hạt giống biến đổi gen là “tương đương” các hạt giống khác, vì vậy họ không cần phải được dán nhãn, kiểm tra, hoặc chịu quy định riêng. Cho đến nay, chính phủ Mỹ đã cho phép các công ty công nghệ sinh học để có được sự chấp thuận với các lập luận rất điên rồ này.
Tuy nhiên, một số thử nghiệm hạt giống biến đổi gen đã được thực hiện ở các nước khác, và nó có đăng trên nhiều sách và báo chí điều tra như là trong cuốn sách “Hạt giống_Sự lừa dối về an toàn của thực phẩm biến đổi gen” để lộ những gì đang là nguy cơ.
Vickie Mattern của Mother Earth News tổng hợp:
“Vấn đề không ai biết được là những sinh vật mới được tạo ra không tự nhiên này sẽ như thế nào theo thời gian. Các công ty hạt giống phát triển các giống biến đổi gen xác nhận quyền sở hữu trí tuệ để chỉ họ có thể tạo ra và bán giống. Trong một số trường hợp, các công ty – như Monsanto – thậm chí từ chối cho phép các nhà khoa học để có được và nghiên cứu hạt giống GM của họ. Đối với một số cây trồng như ngô, gió có thể mang phấn hoa từ giống GM và ô nhiễm giống của những cánh đồng không biến đổi gen. Và tại Mỹ không có điều luật bắt buộc ghi nhãn về thành phần GM trong hạt giống”, ông Kristina Hubbard, giám đốc truyền thông cho Liên minh hạt giống hữu cơ cho biết.
Hạt giống lai so với GMOs
Nói ngắn gọn: Hạt giống lai ít ra không có gì phải sợ, nhưng bạn có thể không muốn hỗ trợ chúng vì sự “không thật” và không bền vững của nó và đã gây ra rất nhiều sự tàn phá toàn cầu. Hạt giống biến đổi gen còn vượt xa về sự không tự nhiên và có khả năng gây ra thiệt hại về cả môi trường và sức khỏe của bạn.
Làm thế nào để tránh GMOs?
Thật không may, bởi vì GMO hiện không có nhãn ở Mỹ, bạn không có cách nào biết được bạn có đang ăn chúng hay không. Khoảng 85% của tất cả các loại thực phẩm ở cửa hàng tạp hóa có chứa GMO, và chỉ có một số ít các cách chắc chắn để tránh:
1. Lựa chọn để mua thực phẩm được chứng nhận là sản phẩm hữu cơ (Organic food).
2. Chọn thực phẩm được dán nhãn không biến đổi gen (Non-GMO Verfied labeled foods).
3. Tự trồng những giống cây và hạt giống nguyên thủy theo phương pháp thụ phấn truyền thống cho riêng bạn.
4. Biết người nông dân cung cấp thực phẩm cho bạn và đặt câu hỏi về thực tế phát triển của họ, sau đó đưa ra đề nghị hỗ trợ trồng sản phẩm không biến đổi gen (GMO-free).
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.