Theo một nguồn tin từ Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, máy bay chiến đấu tàng hình F-3 do Nhật chế tạo đầu tiên sẽ được tiến hành thử nghiệm vào mùa hè này.
Nếu cuộc thử nghiệm thành công, F-3 sẽ trở thành bước đột phá mới của Nhật Bản trong lĩnh vực công nghệ tàng hình và công nghệ động cơ công suất lớn.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 bắt nguồn từ dự án “Vật thể chứng minh công nghệ tiên tiến” ATD-X của Nhật bản, đã được thiết kế để đem lại khả năng hoạt động xuất sắc trong bốn chỉ tiêu chất lượng chính là khả năng tàng hình, bay hành trình siêu âm, tính siêu cơ động và các hệ thống điện tử hàng không tích hợp.
Về công nghệ tàng hình, F-3 có thể tránh được sự dò tìm của radar. Ngoài ra, chiếc máy bay chiến đấu tàng hình này còn được thiết kế với mục tiêu tránh tín hiệu ánh sáng, tính hiệu điện tử, nhiệt và tiếng ồn làm cho khả năng bị do thám và bị ngắm bắn giảm đến mức tối thiểu.
Khả năng bay hành trình của F-3 sẽ dựa trên động cơ công suất lớn lớp 15 tấn được phát triển bởi Công ty IHI Nhật Bản và Cơ quan nghiên cứu công nghệ Bộ Quốc phòng Nhật Bản. Được biết, máy bay chiến đấu F-3 sẽ sử dụng công nghệ động cơ phản lực XF5 và vật liệu đặc biệt làm tăng khả năng chịu nhiệt.
Chiến đấu cơ F-3 do Nhật lần đầu chế tạo.
Thông thường, máy bay chiến đấu không thể kết hợp giữa tính năng tàng hình và tính cơ động, nhưng thiết kế của F-3 cho phép điều này. F-3 được thiết kế có trọng lượng nhẹ, có cánh hình con thoi và không có cánh đuôi. Ngoài ra, được tham khảo đặc điểm thiết kế từ máy bay chiến đấu của Mỹ như cửa nạp đạn giống X-32 hay đuôi hình chữ Y gần giống với Ỳ-23.
Hệ thống điện tử hàng không của F-3 đã kết hợp một radar mảng pha hoạt động hiệu suất cao, hệ thống tác chiến điện tử và bộ cảm biến đa năng RF. Công nghệ radar được cải tiến giúp mở rộng khoảng cách và khu vực phát hiện.
Mặc dù có thiết kế ấn tượng, F-3 vẫn phải đối mặt với nhiều trở ngại thực tế để có thể đi vào hoạt động. Công suất động cơ của máy bay chiến đầu F-2 phát triển trước đó là nhỏ hơn so với F-3, sau khi đưa vào sử dụng đã gặp phải sự cố, thân máy bay rung mạnh khi bay tốc độ cao, nhưng điều này vẫn cho thấy công nghệ động cơ của Nhật Bản chưa được hoàn thiện.
Hệ thống điện tử hàng không cũng còn nhiều vấn đề vì F-3 được chia thành 2 bộ phận gồm phần cứng và phần mềm. Số lần thử nghiệm ống thông gió và bay thử của Nhật Bản là không nhiều, điều này có thể khiến hệ thống sẽ không nhạy, dễ gặp sự cố trong thời tiết xấu.
Ngoài ra, công nghệ vật liệu máy bay chiến đấu của Nhật Bản còn gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn, chiếc máy bay F-15 của Mỹ được đầu tư nghiên cứu với tỷ lệ hợp kim tan là 26,5%. Điều này đối với Nhật là không thực tế, bởi lẽ, Nhật sẽ phải nhập khẩu nguyên liệu hoàn toàn khi tài nguyên đất đai, titan của Nhật Bản thiếu thốn.
Sự phát triển của F-3 mang ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với Nhật Bản. Một mặt, chiếc máy bay được xem là sự trở lại cho ngành công nghiệp hàng không của Nhật Bản và đại diện cho một sức mạnh có thể chống lại Trung Quốc. Mặt khác, dự án F-3 thành công cho thấy Nhật Bản có khả năng tự mình phát triển một máy bay chiến đấu chất lượng cao. Họ sẽ thoát khỏi sự lệ thuộc quá lâu vào Mỹ trong việc sản xuất máy bay chiến đấu, khiến công nghệ riêng của đất nước bị tụt hậu.
Xuất phát từ việc đề phòng với Nhật Bản mà Mỹ đã vài lần chấm dứt hợp tác, do đó, F-3 có thể trở thành “con bài mặc cả” ở các cuộc đàm phán trong tương lai.
Trần Hoa (Theo Want China Times)
2015-04-08 03:56:07
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/nhat-ban-thu-nghiem-chien-dau-co-tang-hinh-tu-che-dau-tien-a182529.html