Lần đầu tiên người người của tiểu lục địa Ấn Độ phát hiện được những di chỉ của nền văn minh này là vào năm 1920 tại khu vực Mohenjo Daro.
Những bộ xương cổ được khai quật
Đài BBC của Anh đưa tin cho biết các nhà khảo cổ học Án Độ vừa phát hiện dưới lòng đất ở nước này 4 bộ xương người có niên đại cách ngày nay gần 4000 năm.
Giới nghiên cứu khoa học Ấn Độ cho biết những bộ xương này có thể là những chủ nhân của nền văn binh cổ đại ở tiểu lục địa Ấn Độ.
Nền văn minh được cho là có cùng thời với những bộ xương người này có tên Harappan – đây là nền văn minh cổ đại nhất ở Ấn Độ, cách thời đại của chúng ta khoảng 4000 năm.
Lần đầu tiên người người của tiểu lục địa Ấn Độ phát hiện được những di chỉ của nền văn minh này là vào năm 1920 tại khu vực Mohenjo Daro, nay là Pakistan .
4 bộ xương người có niên đại gần 4000 năm tuổi này được đào và phát hiện ta tại một nghĩa trang ở bang Haryana ở miền Bắc Ấn Độ.
Chủ nhân của các bộ xương được xác định là 2 nam giới, 1 nữ giới và 1 trẻ em. Các nhà khoa học của Ấn Độ đang hy vọng sẽ có thể tìm hiểu sâu hơn về cư dân của nền văn minh Harappan sau khi nghiên cứu kỹ hơn về các bộ xương này.
Được biết, việc phát hiện ra các bộ xương người cổ này kết quả của chương trình nghiên cứu chung giữa các nhà khảo cổ và nhà khoa học của Hàn Quốc với các trang thiết bị hiện đại được tiến hành ở làng Rakhigarhi, quận Hissar từ năm 2013.
Hoà Bình
2015-04-15 00:08:15
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/an-do-phat-hien-4-bo-xuong-nguoi-cach-day-gan-4000-nam-a183676.html