Để sử dụng dịch vụ thu phí đường bộ qua Internet, thẻ điện thoại, chủ phương tiện sẽ được phát miễn phí thẻ định danh E-tag (cấp miễn phí) dán lên kính trước xe và một tài khoản để giao dịch.
Sáng 10/3, tại Hà Nội, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) công bố công nghệ thu phí không dừng (ETC) và kiểm soát tải trọng xe trên quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên.
Cụ thể, sẽ thí điểm tại ba điểm gồm trạm Hoàng Mai, trạm Km604+700 quốc lộ 1 và trạm Km1813+650 đường Hồ Chí Minh để rút kinh nghiệm, trước khi áp dụng đại trà tại 35 trạm thu phí trên quốc lộ 1 đoạn từ Thanh Hóa đến Cần Thơ và quốc lộ 14 – đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên.
Sau đó, Bộ này sẽ áp dụng đại trà tại 35 trạm thu phí trên quốc lộ 1 từ Thanh Hóa đến Cần Thơ và quốc lộ 14 – đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên. Bộ GTVT hy vọng sau 3 năm, sẽ lần lượt áp dụng cho tất các cả tuyến đường bộ trên toàn quốc, bao gồm cả hệ thống cao tốc.
Thu phí không dừng là tài xế có thể đóng tiền qua Internet, thậm chí bằng thẻ cào hay tin nhắn.
Để sử dụng dịch vụ thu phí tự động này, chủ phương tiện sẽ được phát miễn phí thẻ định danh E-tag (cấp miễn phí) dán lên kính trước xe và một tài khoản để giao dịch.
Tài khoản này có thể dễ dàng nạp tiền bằng nhiều kênh khác nhau như qua mạng Internet, ngân hàng, thẻ cào, gửi tin nhắn bằng điện thoại…
Thu phí không dừng là tài xế có thể đóng tiền qua Internet, thậm chí bằng thẻ cào hay tin nhắn. (Ảnh minh họa).
Sau khi xe dán E-tag chạy vào làn thu phí, hệ thống Antena sẽ phát tín hiệu đọc thẻ. Hình ảnh và thông tin được chuyển về trung tâm dữ liệu để xử lý và kiểm tra số dư tài khoản chủ xe.
Nếu tài khoản đủ tiền, các thanh chắn được mở tự động để xe đi qua, đồng thời một tin nhắn SMS sẽ được gửi về điện thoại chủ xe.
Trong trường hợp tài khoản không đủ tiền hoặc xe không dán E-Tag, hệ thống sẽ tự động chuyển sang chế độ thu một dừng MTC. Toàn bộ giao dịch thu phí tại trạm ETC, MTC đều được chuyển về và lưu trữ trên trung tâm dữ liệu hệ thống.
Vào cuối mỗi ngày, doanh thu của từng trạm sẽ được soát và chuyển về tài khoản của nhà đầu tư BOT tương ứng thông qua hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng một cách chính xác, minh bạch.
Tại bất kỳ đâu, bất kỳ thời điểm nào, các nhà đầu tư BOT hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn toàn có thể kiểm soát được thông tin sẽ liệu này qua internet.
Cho đến thời điểm này, ngân hàng BIDV và nhà đầu tư TASCO đã xây dựng xong hệ thống phần mềm cho toàn bộ nghiệp vụ thanh toán, hệ thống đã được kiểm tra và sẵn sàng cho việc triển khai thực tế.
Cả hai hệ thống này đều được tích hợp đồng bộ với nhau và được kiểm soát bởi một trung tâm điều hành do Bộ GTVT quản lý. Ngoài ra, việc sử dụng hệ thống cân động còn phần tiết kiệm ngân sách do giảm lực lượng cán bộ hoạt động thường xuyên và mang lại hiệu quả cao hơn trong quá trình kiểm soát tải trọng xe.
Bộ GTVT cho biết, sẽ có một trung tâm điều hành các trạm thu phí không dừng. Việc này sẽ tiết kiệm ngân sách do giảm lực lượng cán bộ hoạt động thường xuyên tại các trạm thu phí, trạm cân.
“Việc đưa vào sử dụng trạm thu phí không dừng sẽ tiết kiệm được 3.400 tỷ đồng cho Nhà nước và người dân. Đối với trạm thu phí không dừng, chỉ cần 10 người vận hành, còn với trạm thu phí một dừng phải có 100 người”, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nhấn mạnh.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
2015-03-10 06:16:24
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/thu-phi-duong-bo-qua-internet-the-dien-thoai-bang-cach-nao-a177507.html