ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Thịt heo bệnh vào chợ: Chọn thịt heo ngon, ‘vạch mặt’ thịt heo bệnh, chết
Wednesday, March 11, 2015 17:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Thịt heo bệnh, chết sau khi được thu gom sẽ được các lò mổ “phù phép” để đưa ra thị trường tiêu thụ. Nếu không tinh ý, người tiêu dùng rất dễ mua phải thịt heo kém chất lượng.

Ngày 11/3, Chi cục quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai cho biết, cơ quan này đã tiến hành lập biên bản xử phạt hành chính, tịch thu toàn bộ thịt heo bệnh tại cơ sở của bà Nguyễn Thị Thùy Trang để tiêu hủy theo luật định.

9h cùng ngày, Đội quản lý thị trường số 11 (Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai) bất ngờ kiểm tra lò mổ của bà Trang đóng tại ấp Đức Long (xã Gia Tân, huyện Thống Nhất). Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở này đang xẻ thịt heo và để 150 kg thịt ngả màu, bốc mùi hôi trên nền giếng bẩn.

Làm việc với cơ quan chức năng, bà Trang không xuất trình được nguồn gốc heo đã xẻ thịt cũng như các giấy tờ liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Bà này cũng khai nhận, để kiếm lợi, bà đã đến các hộ chăn nuôi trong vùng để mua heo chết, heo bị nhiễm bệnh mang về xẻ thịt rồi cấp bán vào thị trường TP HCM và Bình Dương. Cơ sở của bà Trang hoạt động 2 tháng nay.

Thịt heo bệnh vào chợ: Chọn thịt heo ngon, 'vạch mặt' thịt heo bệnh, chết - Ảnh 1

Thịt heo bệnh được các lò mổ thu mua mang về xẻ thịt rồi bán ra thị trường. (Ảnh minh họa).

Trước đó, ngày 25/1, Đội cảnh sát tội phạm kinh tế và chức vụ công an huyện Thống Nhất (Đồng Nai) đã bất ngờ ập vào kiểm tra lò mổ heo do bà Trần Thị Tuyết Ngọc (34 tuổi ngụ ấp Đông Kim, xã Gia Kiệm huyện Thống Nhất, Đồng Nai) làm chủ.

Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan công an bắt quả tang bốn người đang mổ 5 con heo trên sàn nhà dơ bẩn. Tiếp tục kiểm tra những thùng đá gần đó lực lượng chức năng phát hiện nhiều con heo đã được xẻ thịt đã ngả màu và bốc mùi hôi thối đang được ướp đá. Tổng trọng lượng số thịt heo phát hiện tại lò mổ bà Ngọc là 325 kg.

Bà Ngọc khai nhận số heo bệnh và heo chết trên mua của các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Thống Nhất, sau đó về xẻ thịt bán lại cho thương lái mang đi tiêu thụ tại TP Hồ Chí Minh và Bình Dương. Việc giết mổ heo lậu của bà Ngọc diễn ra hơn năm tháng nay.

Trước đó, khoảng 8 giờ 30 cùng ngày, Đội cảnh sát tội phạm kinh tế và chức vụ công an huyện Thống Nhất cũng tiến hành kiểm tra lò mổ heo do ông Hoàng Văn Phương (36 tuổi ngụ ấp Phúc Nhạc xã Gia Tân 3 huyện Thống Nhất, Đồng Nai) làm chủ. Qua kiểm tra công an phát hiện 150 kg thịt heo đã được xẻ thịt. Tuy nhiên chủ lò mổ không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc.

Đội cảnh sát tội phạm kinh tế và chức vụ công an huyện Thống Nhất đã tiến hành lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đồng thời tịch thu toàn bộ số thịt heo của hai lò mổ bàn giao cho cơ quan thú y huyện Thống Nhất tiêu hủy.

Thịt heo bệnh, chết dùng để làm gì?

Hầu hết các chủ lò mổ đều khẳng định, công nghệ biến thịt heo chết, heo bệnh thành thịt heo sạch ngày càng tinh vi hơn, khó nhận biết hơn. Nếu không phải ‘người trong nghề’ thì khó mà phân biệt được đâu là thịt heo chết, bệnh với thịt heo sạch thông thường được bày bán ngoài chợ.

Thủ thuật để biến thịt heo chết thành thịt sạch là sau khi heo được mổ, lóc thịt, thịt này sẽ được ngâm chất chống thối, bơm nước muối, ướp hàn the để giữ tươi lâu. Thịt heo bệnh chết sau khi lóc sẽ được rưới huyết heo tươi lên, thoa đều rồi cho vào tủ đông trước khi đem bán. Với cách làm này, rất nhiều người tiêu dùng đã phải ‘bỏ tiền mang họa’ khi khó có thể phân biệt được đâu là thịt heo sạch, đâu là thịt heo bẩn.

Thịt heo bệnh vào chợ: Chọn thịt heo ngon, 'vạch mặt' thịt heo bệnh, chết - Ảnh 2

Thịt heo bệnh, chết, được chế biến thành thịt heo quay. (Ảnh minh họa)

Thịt heo bệnh, chết còn được nhiều thương lái “phù phép” thành thịt bò: Heo bệnh, chết, sau khi được thu gom, người ta sẽ mổ phanh càng sớm càng tốt để thịt không bị hôi. Sau đó, thịt được lóc thành từng mảng, lọc sạch mỡ rồi người ta dùng dao kháy từng thớ thịt một cách tỉ mẩn. Công đoạn tiếp đó sẽ là làm làm màu và mùi cho thịt bằng cách tưới huyết lên thịt để thịt có màu đỏ thẫm.

Riêng về khoản tạo mùi bò, họ thường dùng mỡ bò rán lên, lấy mỡ nước này quét trên tảng thịt heo để chúng có mùi bò đặc trưng. Sườn heo cũng được làm thành sườn bò, thịt mông, vai làm bít tết và thịt vụn hơn thì làm thịt bóc từ bắp bò, thịt bò giả chuyên cho ăn lẩu hoặc phở.

Hoặc chế biến thành thịt heo quay: Các loại heo ‘bẩn’ nói trên được mua về, làm sạch, tẩm gia vị, phết màu từ một loại màu công nghiệp của Trung Quốc giá 2-5 ngàn đồng/ống rồi quay. Mỗi con heo sữa như vậy dùng hết 4-5 ống màu, màu này lên da heo rất tươi, bắt mắt.

Tuy vậy, thịt heo quay này khi ăn sẽ có cảm giác bở và nhạt nhẽo. Không có mùi thịt heo đặc trưng.

Các chọn thịt heo tươi ngon, “vạch mặt” thịt heo bệnh

Cách chọn thịt heo tươi ngon:

Thịt heo tươi, mới thường có màu hơi hồng chứ không đỏ rực. Thịt heo sạch là khối thịt rắn chắc, độ đàn hồi cao, thớ thịt đều, khi nhấn tay vào có độ dính (hít). Khi chế biến, thịt heo sạch có mùi thơm, không ra nhiều nước.

Thịt heo chết, thịt heo ôi thường có mùi hôi. Nếu mùi hôi đó đã được khử bằng hóa chất, có thể quan sát bằng mắt thấy màu miếng thịt thường nhợt nhạt, ngả màu xanh hoặc đỏ bầm. Cầm miếng thịt trên tay thấy nhớt, hoặc nếu đã được ngâm qua hàn the thì miếng thịt tuy khô, se nhưng lại không có độ đàn hồi, độ dính.

Khi dùng dao cắt lát, miếng thịt tươi, sạch, lát cắt khô, màu sáng. Còn ở thịt heo chết, bệnh, thịt ở lát cắt có màu tối và có nước.

“Vạch mặt” thịt heo bệnh:

Thịt heo gạo: Bằng mắt thường rất dễ dàng nhận thấy nếu heo bị gạo, trong thớ thịt sẽ có kén giun màu trắng. Những đốm trắng này hình bầu dục, có khi lớn bằng hạt đậu.

Heo bị thương hàn: Bề mặt da heo có những nốt bầm hoặc lấm tấm xuất huyết, thịt nhão, tai heo bị tím.

Heo bị bệnh tả: Nốt xuất huyết nằm dưới da hoặc trên vành tai, lấm tấm như nốt muỗi đốt.

Heo bị tụ huyết trùng: Thịt có những mảng bầm, tụ máu.

Heo bị viêm gan: Thịt có mầu vàng.

Heo bị bệnh đóng dấu: Bề mặt da có những nốt tròn đỏ, tía hoặc son, có khi màu tím bầm, kích thước khác nhau, như hình đóng dấu.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.