ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Ngân hàng ồ ạt cho vay ưu đãi: Người vay cần thận trọng điều gì?
Wednesday, March 11, 2015 5:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Dư thừa tiền trong hệ thống ngân hàng dịp đầu năm khiến các ngân hàng phải ồ ạt chạy nhiều chương trình khuyến mại, ưu đãi lãi suất để khuyến khích khách hàng vay vốn sớm.

Ồ ạt cho vay ưu đãi

Nhằm mục tiêu giảm tải áp lực tăng trưởng tín dụng cho những tháng cuối năm, ngay từ những ngày đầu năm 2015, các ngân hàng đã ồ ạt chạy nhiều chương trình khuyến mại, ưu đãi lãi suất để khuyến khích khách hàng vay vốn sớm.

Cụ thể ngân hàng VPBank đang triển khai chương trình ưu đãi lãi suất 8% /năm trong thời gian tối đa không quá 3 tháng đầu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á (Nam A Bank) cũng đang triển khai gói tín dụng 2.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay ưu đãi với lãi suất từ 6%/năm và khách hàng cá nhân từ 6,4%/năm.

Còn tại Viet Capital Bank, ngân hàng này cũng tung gói tín dụng ưu đãi 1.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp mới trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vay, lãi suất chỉ từ 6,5%/năm. Với khách hàng cá nhân vay tiêu dùng, Viet Capital Bank cũng bung 2.000 tỷ đồng cho vay với lãi suất từ 7,5%/năm, ưu đãi trong 3 tháng đầu. Bên cạnh đó ngân hàng này còn khẳng định sẽ đơn giản các thủ tục, quy trình để giúp khách hàng tiếp cận vốn dễ dàng nhất.

Với VIB, ngân hàng này vẫn trung thành theo đuổi chính sách cố định lãi suất khi dành 2.000 tỷ đồng cho vay với lãi suất 7,9%/năm trong 12 tháng đầu cho các khoản vay mới từ 24 tháng trở lên. Bên cạnh đó, VIB cũng dành 3.000 tỷ đồng để cho vay lãi suất ưu đãi 0,68%/tháng trong 30 tháng đầu khi vay từ 5 năm trở lên…

Được biết trong năm 2015, Ngân hàng Nhà nước đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 12-14% hoặc thậm chí cao hơn. Như vậy để có thể hoàn thành được mục tiêu này, việc các ngân hàng đẩy nhanh tín dụng ngay từ đầu năm là cách hợp lý giúp giảm tải áp lực cho thời điểm cuối năm.

Theo ý kiến đánh giá của một chuyên gia tài chính ngân hàng, đây là cách hợp lý để các nhà băng có thể giảm tải được áp lực cho chính họ. Cũng theo vị này nếu như các ngân hàng cứ “bình chân như vại” và chờ các tháng cuối năm thì sẽ có rất nhiều ngân hàng không thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 12-14% mà Ngân hàng Nhà nước đã đề ra.

Tuy nhiên để có thể đẩy mạnh được tín dụng ngay từ những ngày đầu năm thì các nhà băng cần phải mạnh tay giảm lãi suất. Bởi theo theo đánh giá của tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần, đầu năm các doanh nghiệp thường có tâm lý ngại vay mượn thêm vào đó mùa kinh doanh chưa vào cao điểm nên tín dụng đầu năm thường khó được đẩy mạnh nếu như các nhà băng không mạnh tay giảm lãi suất sẽ chẳng có lý do gì để khuyến khích họ đầu tư và vay vốn.

Ngân hàng ồ ạt cho vay ưu đãi: Người vay cần thận trọng điều gì? - Ảnh 1

Ngay từ những ngày đầu năm 2015, các ngân hàng đã ồ ạt chạy nhiều chương trình khuyến mại, ưu đãi lãi suất để khuyến khích khách hàng vay vốn sớm.

Lưu ý “bẫy” lãi suất

Nhìn chung, chính sách hiện nay của các ngân hàng đều là hỗ trợ lãi suất thấp dưới 10% cho 12 tháng đầu tiên (tùy ngân hàng) để thu hút khách hàng. Từ năm thứ 2 trở đi, lãi suất được thả nổi tùy theo thị trường (tức là lãi suất cho vay sẽ bằng lãi suất huy động cộng thêm một khoản chênh nào đó). Vì vậy, người vay nên cân nhắc thật kỹ các điều khoản vay vốn trước khi đặt bút ký vào hợp đồng.

“Ai có nhu cầu vay nên hỏi rõ lãi suất thay đổi như thế nào trong suốt giai đoạn vay, nhất là từ lúc hết khuyến mãi trở đi, tránh việc chỉ tháng đầu được hưởng lãi suất ưu đãi, các tháng sau “nhảy” lên cao vút”, một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng khuyến cáo.

“Năm nay, chi nhánh tôi vừa được ngân hàng mẹ giao khoán cho vay tăng thêm 700 tỷ đồng. Giờ chúng tôi như phát điên vì đi tìm khách hàng. Nếu có khách nào tốt thì giới thiệu nhé, đang cực kỳ bí…”- Nguyễn Minh, cán bộ tín dụng một chi nhánh lớn của Agribank trên địa bàn quận Cầu Giấy chia sẻ trên báo Tiền Phong.

Đề cập đến các gói vay ưu đãi, theo Minh, cái khó nhất bây giờ là nhiều ngân hàng “tung” ra các chiêu lạ, mà khách hàng không đủ tỉnh táo để lựa chọn. Nguyễn Minh lưu ý: Ví như ngân hàng tôi cho vay lãi suất tiêu dùng cao hơn ở mức 12,5 %/năm, nhưng thời gian vay dài đến 3 năm; chưa kể không có chuyện phạt khi tất toán (trả trước); trong khi nhiều ngân hàng cộng phí phạt và lãi chênh sau này vào có thể lên tới 15-17%/năm. “Hầu hết lãi suất ưu đãi chỉ áp dụng trong 3-6 tháng đầu tiên”- Nguyễn Minh nói.

Cũng theo Minh, một nhà băng đang quảng cáo rầm rộ là cho vay tín chấp tới 500 triệu đồng trong 48 tháng với lãi suất dao động từ 0,8% đến 1,1%/tháng (tương ứng 9,6-11,3%/năm). Tuy nhiên, hãy lưu ý các điều kiện đi kèm của họ rất “rắn” như lãi phạt trả chậm bằng 150% lãi suất trong hạn.

Còn Hà Chinh, trưởng phòng khách hàng một ngân hàng cổ phần có quy mô lớn không giấu giếm: Chưa bao giờ làm nhân viên ngân hàng khổ và áp lực như hiện nay.

Thay vì chỉ chăm chút khách hàng VIP, giờ đến vị trí trưởng phòng mà Chinh đang giữ cũng phải đi “dụ” và “gom” từng khách nhỏ. Tại thời điểm này, theo Chinh, với khách hàng doanh nghiệp vốn giá rẻ đúng là đang ở “đáy” lãi suất 3 năm trở lại đây.

Tuy nhiên, để vay được vốn này, doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện khắt khe về tài sản đảm bảo, phương án kinh doanh, hồ sơ thủ tục, ngành nghề, thời gian vay vốn, nguồn doanh thu khả quan. “Chưa có cơ chế cho vay tín chấp, không ngân hàng nào dám nhận thế chấp bằng niềm tin đâu. Nhiều chương trình chỉ đơn giản là vẽ ra để dụ khách thôi”- Chinh nói.

Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM, đến cuối tháng 2/2015, tổng huy động tiền gửi của 12 ngân hàng thương mại cổ phần có hội sở trên địa bàn TPHCM đạt hơn 785.000 tỷ đồng.

Riêng tuần sau Tết, các ngân hàng đã huy động được hơn 13.500 tỷ đồng. Tại Hà Nội, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn dự kiến hết tháng 2/2015 đạt 1.204 nghìn tỷ đồng trong đó, riêng tiền gửi đạt 1.151 nghìn tỷ đồng.

TS Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ cho biết, dù “cầu” vốn vẫn rất cao trong nền kinh tế nhưng hiện mới có khoảng 30% doanh nghiệp có nhu cầu tiếp cận được vốn vay. Thừa tiền – thiếu vốn, phải chăng vì vậy mà ngân hàng căng mình kéo khách?

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.