ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
5 vũ khí đáng sợ của Mỹ đối với Nga
Tuesday, March 10, 2015 19:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Đối với Hoa Kỳ, tình huống xung đột chủ yếu được hình dung bằng cách sử dụng lợi thế công nghệ để cân bằng lại với sự vượt trội về số lượng vũ khí của Nga.

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Ohio

Bất kỳ phân tích cán cân quân sự nào giữa Mỹ-Nga cũng phải bắt đầu từ kho vũ khí hạt nhân và cốt lõi của chiến lược ngăn chặn của Mỹ là các tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Ohio.

5 vũ khí đáng sợ của Mỹ đối với Nga - Ảnh 1

Trong bộ ba hat nhân, 14 chiếc tàu ngầm lớp Ohio có khả năng sống sót nhất và lâu dài nhất trong một cuộc tấn công hạt nhân. Mỗi tàu ngầm hoạt động trên biển 68% thời gian với 77 ngày trên biển sau 35 ngày ở cảng.

Mỗi tàu ngầm này dài 560 feet (gần 170m) và rộng 42 feet và trọng tải 18.750 tấn khi lặn. Được trang bị một lò phản ứng hạt nhân áp lực nước và một trục chân vịt đơn, các tàu ngầm lớp Ohio có thể đạt vận tốc 25 hải lý/h ở độ sâu hơn 200m.

Mỗi tàu mang 24 tên lửa Trident II D-5 phiên bản phóng từ tàu ngầm và 4 ngư lôi MK48. Tên lửa Trindent D-5 là tên lửa 3 tầng nhiên liệu rắn với tầm bắn hơn 7000 km. Điểm đáng kể là tên lửa này được cung cấp hệ thống định vị GPS giúp nó chỉ có sai số từ 90 đến 120m.

Ngoài ra, tên lửa Tridents II cũng có thể mang đến 8 đầu đạn hạt nhân độc lập. Như vậy, mỗi chiếc tàu ngầm lớp Ohio có thể mang tối đa tới 192 đầu đạn hạt nhân trên tàu.

Máy bay ném bom tàng hình B-2

Khi tình hình Ukraine nóng lên, Hoa Kỳ đã gửi một cặp máy bay B-2 đến châu Âu. Mặc dù Không quân Mỹ nói mục đích của việc này chỉ đơn giản là để huấn luyện với các đồng minh nhưng hành động này cũng là một thông điệp không thể nhầm lẫn với Nga.

5 vũ khí đáng sợ của Mỹ đối với Nga - Ảnh 2

Các máy bay B-2 sẽ gần như chắc chắn là một kế hoạch không thể thiếu trong bất cứ cuộc chiến tranh nào giữa Mỹ và Nga. Một chiếc B-2 là sự “pha trộn của công nghệ quan sát thấp với hiệu quả khí động học cao và tải trọng lớn” giúp nó có các lợi thế hơn so với máy bay ném bom B-52.

Trong so sánh với hệ thống phòng không phức tạp của Nga, khả năng bị phát hiện thấp của B-2 là đặc biệt cần thiết. Điều đó bắt nguồn từ sự giảm thiểu hồng ngoại, âm thanh, điện từ và sự phản xạ sóng radar”. Máy bay do đó có nhiều khả năng sống sót và thâm nhập được vào hệ thống phòng thủ tinh vi nhất của đối phương.

Một chiếc B-2 có thể mang theo 20 tấn vũ khí thông thường hoặc vũ khí hạt nhân để thả vào các mục tiêu quan trọng của đối phương. Chiếc máy bay này cũng có thể mang theo loại bom GBU-57 được báo cáo là có thể xuyên qua 60m bê tông trước khi phát nổ.

F-22 Raptor

Máy bay này sẽ nằm ở tiền tuyến trong một cuộc chiến Nga-Mỹ. F-22 có thể vừa đảm nhiệm tấn công mặt đất vừa tham gia không chiến. Ngoài ra nó cũng có thể tham gia nhiệm vụ trinh sát và tấn công điện tử.

5 vũ khí đáng sợ của Mỹ đối với Nga - Ảnh 3

Khả năng tàng hình của máy bay được nâng cao vì tính cơ động cao và khả năng đạt tốc độ lớn hơn Mach 1,5 mà không cần đốt sau. Hệ thống điện tử tiên tiến giúp F-22 sẽ là kẻ “nhìn thấy trước và bắn trước” trong một cuộc không chiến. Nói cách khác, nó chiến đấu ở ngoài phạm vi quan sát của mắt thường và radar.

Khoang vũ khí của F-22 gồm 6 tên lửa đối không tầm trung AIM-120. Ngoài ra còn có 2 tên lửa AIM-9 Sidewinder.

Trong bất kỳ cuộc xung đột nào với Nga, mục đích chính của F-22 là chiếm ưu thế trên không. Nó được kỳ vọng sẽ đánh bại máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Nga – chiếc Su-35.

Hệ thống phòng thủ tên lửa

Sức mạnh quân sự thông thường của Nga đã bị giảm sau Chiến tranh Lạnh và Nga phải phát triển kho vũ khí hạt nhân để bù đắp. Phần lớn vũ khí hạt nhân của Nga được triển khai trên các tên lửa đạn đạo, đặc biệt là tên lửa đạn đạo trên mặt đất.

Nga đặc biệt khó chịu về kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu núp dưới bề ngoài là để đối phó với tên lửa đạn đạo của Iran. Dưới chính quyền Obama, chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu có một “cách tiếp cận thích ứng theo giai đoạn”. Cụ thể, Hoa Kỳ dựa trên nhiều tàu Aegis BMD trên biển và Aegis trên bờ ở Romania, Ba Lan.

Các đồng minh của Mỹ

Các đồng minh trong liên minh toàn cầu của Mỹ sẽ nâng cao đáng kể khả năng của Mỹ trong một cuộc chiến chống lại Nga. Trong ký nghĩa này, NATO được Nga liệt kê là mối đe dọa an ninh lớn nhất của họ.

Các đồng minh cung cấp cho Mỹ các căn cứ để triển khai quân. Có nhiều căn cứ nằm bao quanh Nga. Với NATO ở châu Âu, các đồng minh ở Trung Đông cùng Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines ở châu Á, Hoa Kỳ đã bao vây Nga. Các cơ sở này sẽ không chỉ tăng cường hiệu lực của khả năng quân sự Mỹ mà còn giúp Mỹ có thể tấn công nước Nga từ nhiều phía.

Khả năng quân sự của các nước đồng minh cũng đặt ra mối đe dọa cho Nga. Với một số trường hợp ngoại lệ như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil, hầu hết các nước chi tiêu quân sự hàng đầu thế giới là đồng minh của Mỹ. Dù không có Hoa Kỳ, chi tiêu quốc phòng của các thành viên NATO cộng lại vẫn gấp 3 lần chi tiêu quốc phòng của Nga hiện nay.

Trần Vũ (Theo National Interest)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.