ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cựu giám đốc tại Bộ Năng lượng Hạt nhân Ấn độ giới thiệu thiết bị năng lượng miễn phí
Sunday, February 1, 2015 9:30
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Paramahamsa Tewari trong phòng thí nghiệm
Dựa vào cách hiểu Định luật bảo toàn năng lượng của mình, nhiều nhà khoa học “dòng chính thống” trên thế giới đã loại trừ khả năng chế tạo một máy phát điện có mức hiệu suất trên 100%. Tuy nhiên, chúng ta đã bước vào một thời đại mới và khoa học cũng đang phát triển theo (giống như nó đã luôn luôn phát triển qua các thời đại trước đây). Trong vài thập kỷ qua, nhiều nhà khoa học (gồm một số người từng đoạt giải Nobel) đã chứng minh rằng có một nguồn năng lượng khổng lồ trong “không gian trống”. Tất nhiên, chúng ta phải hiểu rằng khái niệm thông thường về “không gian trống” chỉ là một ảo tưởng khiến cho chúng ta hiểu lầm rằng mọi thứ đều riêng biệt.
Theo sự hiểu biết khoa học hiện đại, các nguyên tử không tồn tại trong một chân không thật sự; về thực tế, chúng đang trôi trong một đại dương năng lượng. Khi các nhà vật lý đã phát hiện nguồn năng lượng này, câu hỏi tiếp theo họ đặt ra là liệu có cách nào để trích xuất nó, nhằm triển khai các loại máy phát điện mới chạy bằng năng lượng này. Câu trả lời là CÓ. 
Hồi thập niên 80, ông Robert Forward, một nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Hughes, đã chứng minh rằng chúng ta có thể khai thác hiệu ứng Casimir để trích xuất năng lượng từ “không gian trống”. (1) Theo Forward:
“Thường, người ta quan niệm rằng một chân không là trống rỗng. Tuy nhiên, ông Hendrik Casimir đã tin rằng các ‘gói trống rỗng’ này chứa năng lượng điện từ đang liên tục thăng giáng. Ông gợi ý rằng hai tấm kim loại được đặt rất gần nhau trong một chân không có thể bắt được các sóng này và tạo một loại ‘năng lượng chân không’ có khả năng hấp dẫn hay đẩy lùi 2 tấm kim loại. Khi những giới hạn của một không gian cục bộ thay đổi, sự biến động năng lượng chân không (cũng được gọi là Năng lượng Điểm Không hay ZPE: Zero-Point Energy) tạo ra hiệu ứng Casimir. Các nghiên cứu gần đây tại ĐH Harvard và ĐH Vrije (Hà Lan) đã chứng minh rằng hiệu ứng Casimir là có thật”. (2) 
(Để tìm hiểu thêm về hiệu ứng Casimir, xin mời Quý độc giả xem bản thuyết trình của Nhóm Năng lượng Mới Việt Nam. Chúng tôi cũng xin mời Quý độc giả tham khảo bài thuyết trình dưới đây của tiến sĩ Moray King về các kỹ thuật trích xuất năng lượng chân không.)
Dưới đây là video về kỹ sư điện Paramahamsa Tewari và “Máy phát điện từ không gian” (Space Powered Generator) của ông. Ông sinh ngày 6/1/1937 và tốt nghiệp Trường ĐH Kỹ thuật Banaras (Ấn độ) năm 1958. Ông từng giữ nhiều chức cao trong các dự án thiết kế và xây dựng nhà máy điện hạt nhân của Bộ Năng lượng Hạt nhân Ấn độ. Ông cũng làm việc một năm tại Dự án nhà máy điện hạt nhân Douglas Point (Canada). Năm 1997, ông về hưu sau một thời gian dài làm tổng giám đốc năng lượng hạt nhân tại Tổng Công ty Điện lực hạt nhân, Bộ Năng lượng Hạt nhân Ấn độ. Trước đây ông cũng là giám đốc dự án nhà máy điện hạt nhân Kaiga.
Quý độc giả có thể thăm website của kỹ sư Tewari tại đây
Chúng ta phải hình dung công nghệ phát điện của Tewari như một cái hộp. Phải có cái gì đó (ở đây, là bộ ắc quy) để khởi động nó và đưa nó vào trạng thái tự chạy. Sau khi máy đã bắt đầu chạy, chúng ta có thể tháo dỡ bộ ắc quy và nó sẽ tiếp tục chạy mãi. Một phần năng lượng ở đầu ra được trích xuất để đưa vào đầu vào của máy để thay thế cho năng lượng ắc quy trong giai đoạn khởi động.
Kết quả kiểm nghiệm máy phát điện của Tewari được miêu tả trong biểu đồ dưới đây. Đường kẻ màu tím chỉ năng lượng đầu vào từ động cơ dẫn động. Động cơ dẫn động có mức hiệu suất 80%. Đường kẻ màu xanh cây chỉ năng lượng ở đầu vào khi chúng ta không tính đến mức hiệu suất của động cơ dẫn động. Đường kẻ màu xanh trời chỉ năng lượng ở đầu ra của máy phát điện. Thậm chí ở tốc độ quay vừa phải (1750 vòng/phút), năng lượng ở đầu ra đã lớn hơn năng lượng ở đầu vào gấp 1,6 lần. Dùng phép ngoại suy, chúng ta có thể dự tính rằng nếu mình cho máy phát điện quay với tốc độ 3000 vòng/phút, mức hiệu suất của máy phát điện sẽ vào khoảng 275%.
Kỹ sư Tewari đã lý giải các nguyên lý khoa học cho phép hiện tượng “vượt hiệu suất” 100% xảy ra theo lý thuyết Xoáy Không gian (Space Vortex Theory) của mình tại http://www.tewari.org/Theory_Papers/Tewari-Final%20Proof.pdf.
Kỹ sư Tewari cũng đã miêu tả cơ sở tâm linh của công nghệ này tạihttp://www.tewari.org/Books/SpititualFoundations/SF%20R12702.htm.
Theo nhà phát minh Nikola Tesla,
“Tất cả vật chất khả kiến đến từ 1 chất nguyên thủy, có tính loãng khó diễn tả đầy đủ được. Chất này tràn ngập khắp không gian. Nó có thể được coi như một akasha hay một ether tỏa ánh sáng. Khi lực Prana (cái lực Sáng tạo của Vũ trụ) tác động lên nó, vật chất khả kiến được kêu gọi vào sự hiện hữu. Quá trình này xảy ra liên tục, theo các chu kỳ không bao giờ ngừng, để tạo ra vạn vật. Nhiều thế hệ sau này, các máy móc của chúng ta sẽ chạy bằng một loại năng lượng có thể lấy được tại bất cứ nơi nào trong Vũ trụ. Đây không phải một ý tưởng mới. Chúng ta tìm thấy nó trong truyện cổ tích về Antheus, khi ông thu năng lượng từ Trái đất. Chúng ta tìm thấy nó trong các phương trình toán học tuyệt diệu. Trong suốt không gian, có năng lượng. Nó tĩnh, hay nó có dao động? Nếu tĩnh, thì chúng ta phải bó tay. Nhưng nếu nó dao động – và chúng ta biết chắc chắn rằng nó có những thăng giáng – thì sớm hay muộn, chúng ta sẽ kết nối thành công các máy móc của mình vào hệ bánh xe răng của Thiên nhiên.”
Nhiều bài báo khoa học đã được xuất bản về các khái niệm nói trên. Một bài báo được xuất bản trong tạp chí Journal Foundations of Physics Letters (tháng 8/2001, tập 14, số 4) cho thấy rằng các nguyên lý của Thuyết Tương đối rộng có thể lý giải nguyên lý làm việc của hệ thống phát điện không chuyển động (Xin Quý độc giả lưu ý rằng MEG – Motionless Electromagnetic Generator – đã được lắp ráp thành công bởi nhà sáng chế Võ Hông Quý) (3). MEG là một thiết bị trích xuất năng lượng từ không-thời gian bẻ cong và tạo ra năng lượng lớn hơn năng lượng được đưa vào nó gấp 20 lần. Đây chỉ là một bài báo trong một số rất nhiều các bài báo khoa học chứng minh rằng năng lượng điện từ có thể được trích xuất từ chân không và được sử dụng để cấp năng lượng cho các thiết bị thực tế như máy MEG. Bài báo nói trên còn nhấn mạnh rằng các thiết bị này có thể được sao bản liên tục.
Tiến sĩ Harold E. Puthoff, một nhà vật lý tại Học viện nghiên cứu Stanford ở Mỹ, đã xuất bản một bài báo trong tạp chí Physical Review A (một tạp chí chuyên môn về vật lý nguyên tử và phân tử) với tiêu đề “Trọng lực như một lực từ các thăng giáng Điểm Không” (“Gravity as a zero-point-fluctuation force”) (4). Bài viết của Puthoff đề xuất rằng trọng lực (lực hấp dẫn) không phải là một lực vật lý riêng biệt, mà lại là một hệ quả của các thăng giáng (dao động) Điểm Không của chân không, như chúng ta chứng kiến trong hiệu ứng Casimir.
Một bài báo nữa, mang tiêu đề “Trích xuất năng lượng và nhiệt từ chân không” (“Extracting energy and heat from the vacuum”), của Puthoff và đồng nghiệp của ông, tiến sĩ Daniel C. Cole (hiện là phó giáo sư kỹ thuật cơ học tại ĐH Boston), cũng được xuất bản trong tạp chí nói trên (5):
“Gần đây, nhiều nhà khoa học đã đề xuất trích xuất năng lượng và nhiệt từ bức xạ điện-từ Điểm Không thông qua lực Casimir. Các nguyên lý nhiệt-động lực học cơ bản liên quan đến quá trình này sẽ được miêu tả trong bài viết này. Chúng tôi kết luận rằng đề xuất này là hoàn toàn khả thi”. (5)
Một bài viết của giáo sư tiến sĩ Theodore C. Loder III (Học viện nghiên cứu về Trái đất, các đại dương và Không gian, Trường ĐH New Hampshire) đã nêu ra một cách tổng quát tầm quan trọng của các khái niệm khoa học này. Theo bài viết của ông, mang tiêu đề “Hàng không truyền thống và hàng không vũ trụ với các công nghệ năng lượng thế kỷ 21″,
“Có rất nhiều bằng chứng cho rằng, bắt đầu từ Tesla, đã từng có rất nhiều nhà khoa học biết đến nguồn năng lượng này. Tuy nhiên, các nỗ lực để nghiên cứu sâu vào sự tồn tại và các ứng dụng của nó đã bị đàn áp một cách có hệ thống suốt 50 năm qua, và thậm chí còn lâu hơn nữa”. (Xin mời Quý độc giả tìm hiểu thêm về sự đàn áp các công nghệ năng lượng tiên tiến trong bài viết của Joe Mackem).
Đồng thời, một số học giả khác khẳng định rằng chưa bao giờ xảy ra – và sẽ không bao giờ xảy ra – sự đàn áp công nghệ năng lượng mới. Điều quan trọng chúng ta phải nhớ là nguồn năng lượng này có thật, và luôn luôn phải mất thời gian để giới thiệu công nghệ mới với thị trường.
Theo tiến sĩ Brian O’Leary, cựu phi hành gia NASA và giáo sư vật lý học tại ĐH Princeton (xin mời Quý độc giả tham khảo bản tiếng Việt bài viết của O’Leary), “Các khái niệm này đã được chứng minh tại hàng trăm phòng thí nghiệm trên khắp thế giới, nhưng mà báo chí ít đề cập đến các thí nghiệm này. Nếu các công nghệ năng lượng mới được phép đưa vào sử dụng trên toàn địa cầu, sẽ có những sự thay đổi tích cực rất lớn. Các công nghệ này sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người, và sẽ được sử dụng khắp nơi. Sự xuất hiện các công nghệ này hoàn toàn là sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử thế giới”.
Bản thân tôi thấy rất khó hiểu tại sao ai có thể tiếp tục hoài nghi về các thiết bị Năng lượng Mới, khi đã có rất nhiều bài báo khoa học nghiêm túc viết về nguyên lý làm việc của chúng. Quý độc giả có nghĩ rằng các nhà khoa học và kỹ sư (với trình độ học vấn cao và công việc làm tốt tại các trường đại học) sẽ mất cả một sự nghiệp để xuất bản các bài báo như thế nếu những thiết bị nói trên chỉ là hoang tưởng hay gian lận?
Đây là một công nghệ mới, một nền vật lý mới, và một cách hoàn toàn mới để hiểu về Vũ trụ và Thiên nhiên.
Tôi có thể thông cảm một phần nào đó với những người hoài nghi – những người đặt câu hỏi “Nếu công nghệ này là có thật, tại sao nó chưa được tung lên thị trường?”
Cách đây hơn 1 thế kỷ, nhiều người sinh sống bằng nghề chế tạo xe ngựa đã trở thành những người lái ô tô. Những người thường đi đường dài bằng tàu hỏa đã trở thành hành khách trên máy bay. Than đã thay thế gỗ. Dầu khí đã thay thế than. Và những công nghệ phát điện sạch, rẻ, và an toàn như máy phát điện của Tewari sẽ thay thế dầu khí. Chúng ta không có một sự lựa chọn nào khác. Tuy nhiên, giới thiệu một công nghệ mới cũng phải mất nhiều thời gian. 
Theo sử gia Richard Dolan, hồi thập niên 60, Cục An ninh Quốc gia Hoa kỳ (NSA) đã sử dụng máy vi tính với bộ xử lý 650 megahertz (MHZ) rồi. Nói một cách khác, công nghệ máy vi tính dân dụng đã mất 35 năm để đạt mốc thành tựu đó. 
Theo Toby Grotz, “Những gì hiệu quả luôn luôn thắng. Những máy móc hiệu quả hơn máy móc hiện nay sẽ không bị đàn áp”. Grotz là giám đốc Công ty Wireless Engineering và đã thăm Ấn độ hai lần (vào năm 1993 và 1997) để kiểm định độc lập máy phát điện của kỹ sư Tewari. Bằng các thiết bị đo đạc tiên tiến và đạt tiêu chuẩn của Cục Đo lường Quốc gia (NBS), ông đã xác định các kết quả từ phòng thí nghiệm của kỹ sư Tewari. Trong chuyến viếng thăm Ấn độ vào tháng 11/2011, ông đã chứng kiến hiện tượng một máy phát điện mang tên Infinite Gain Generator không bị tác động bởi hiệu ứng Lenz. Grotz đã thăm Ấn độ bốn lần tất cả và đã làm việc với kỹ sư Tewari từ năm 1984. Ông là một người bạn thân của kỹ sư Tewari và đang ủng hộ cho sự ra đời của Máy phát điện không gian (SPG).
Giới thiệu một công nghệ đột phá luôn luôn mất thời gian. Vì vậy, chúng ta phải kiên trì. Lịch sử các công nghệ Năng lượng Mới khiến chúng ta đặt một số câu hỏi căn bản. Ví dụ, Chúng ta có cần một “thị trường”? Có cần các thủ tục pháp lý phức tạp? Theo tôi, cả hệ thống kinh tế – tài chính của chúng ta cần được đổi mới. Chúng ta có thể làm tốt hơn rất nhiều, Quý độc giả có đồng ý không?
Grotz và Tewari
Theo tôi, công nghệ này sẽ chỉ được giới thiệu khi tâm thức chung của công dân Trái đất đã sẵn sàng chào đón nó. Rất nhiều điều sẽ được kéo theo công nghệ này. Nó sẽ giúp chúng ta hiểu sâu vào bản chất của cái chúng ta gọi là “thực tế”. Và nó sẽ góp phần xây nên một cơ sở tâm linh để đi chung với khoa học hiện đại, để mang đến một kỷ nguyên mới trong lịch sử hành tinh mình.
Theo thiền sư và nhà triết học Swami Vivekananda, “Ông Tesla cho rằng ông có thể chứng minh bằng toán học rằng ‘lực’ và ‘vật chất’ chỉ là 2 trạng thái khác nhau của năng lượng tiềm năng. Tuần sau, tôi sẽ đến gặp ông ấy để chứng kiến trực tiếp cách ông kết luận như vậy từ các phương trình toán học. Trong trường hợp cách lý giải của ông có sức thuyết phục, nền vũ trụ học của triết lý Vedanta sẽ được đặt lên một cơ sở bền vững. Hiện nay tôi đang suy nghĩ và viết rất nhiều về vũ trụ học và thuyết mạt thế của triết lý Vedanta. Tôi có thể hình dung rõ sự kết hợp của hai thứ này với khoa học hiện đại. Cả hai lĩnh vực kiến thức sẽ bổ sung cho nhau. (Swami Vivekananda ,Complete Works, Vol. V, tái bản lần thứ 5, 1947, trang 77). 
Dưới đây là một video tôi rất thích của nhà vật lý nổi tiếng Harold E. Puthoff. Ông đã nhận bằng tiến sĩ về vật lý học tại ĐH Stanford và hiện ông đang là giám đốc của Học viện Advanced Studies Institute tại Austin, Texas (Mỹ):

“Thôi nào! Hãy chấp nhận lời kết luận không tranh cãi được này:
Vũ trụ là phi vật thể. Nó dựa vào tâm thức và tinh thần”. 

– Tiến sĩ Richard Conn Henry, giáo sư vật lý và thiên văn học, ĐH Johns Hopkins 
Tài liệu tham khảo:
Chuyển dịch bởi: Brian Ostrowski – Nangluongmoisaigon
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.