7 lý do bạn nên tránh xa thực phẩm chế biến
Wednesday, February 18, 2015 17:36
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Nếu phải tìm ra một lý do để dùng thực phẩm chế biến, có lẽ lý do hợp lý nhất là tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, khi nói đến lý do để không dùng thực phẩm chế biến, chúng ta có thể liệt kê rất nhiều lý do khác nhau.
Thực phẩm chế biến là một lối đi lớn trong ngành công nghiệp thực phẩm với doanh số lên đến hàng tỷ đô la mỗi năm. |
Để có một chế độ ăn uống lành mạnh, hãy đặt mục tiêu ăn uống trước, sau đó lựa chọn thực phẩm theo những mục tiêu đã đặt ra. 3 tiêu chí cơ bản cho một chế độ ăn uống bao gồm cung cấp năng lượng, sức sống và sự khỏe mạnh. Mặc dù việc thay đổi thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày không phải là điều đơn giản nhưng chỉ cần kiên nhẫn, bạn sẽ làm được và chắc chắn những lợi ích mà nó đem lại sẽ hoàn toàn xứng đáng.
Quay trở lại với thực phẩm chế biến, chúng tôi sẽ liệt kê những lý do vì sao bạn không nên dùng loại thực phẩm này trong thực đơn của mình:
1. Thực phẩm chế biến là những thức ăn đơn giản bị biến thành phức tạp
Khi đề cập đến các loại thực phẩm chế biến, chúng ta đang nói đến các thực phẩm khác xa phiên bản gốc (trạng thái tự nhiên ban đầu của thực phẩm). Những thực phẩm có thêm từ 2 đến 3 thành phần ngoài thành phần chính đều được xem là thực phẩm đã qua chế biến.
Ví dụ, rau củ đông lạnh chỉ có một thành phần (không có gia vị nào được thêm vào hay lấy đi). Bơ hạnh nhân nguyên chất chỉ chứa hạnh nhân, trong quá trình chế biến không có thành phần nào được thêm vào. Tuy nhiên, khi thành phần của bơ hạnh nhân hay rau củ có nhiều hơn 3-4 thành phần thì có nghĩa đó là thực phẩm chế biến.
Một trong những vấn đề của thực phẩm chế biến là nó khiến thực phẩm đơn giản thành phức tạp. Ví dụ như rau củ đóng hộp, các loại rau củ phải trải qua các quá trình xử lý để khử bớt một số chất, sau đó được thêm các loại phụ gia và cuối cùng được đem đóng hộp. Có thể nói một cách ngắn gọn, thực phẩm chế biến loại bỏ những chất dinh dưỡng trong thực phẩm và thêm vào những thành phần “có vấn đề”.
2. Thực phẩm chế biến gây hại cho cơ thể
Hầu hết các loại thực phẩm chế biến đều có chứa thành phần nhân tạo, những thành phần này gây ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng, thậm chí có thể gây ung thư.
Một vấn đề lớn hơn, đáng nói hơn về thực phẩm chế biến đó là những gì đang xảy ra bên trong chúng. Hầu hết các loại thực phẩm chế biến đều có chứa thành phần nhân tạo, những thành phần này gây ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng, thậm chí có thể gây ung thư. Một số thành phần có hại thường có trong thực phẩm chế biến là Azodicarbonamide, butylated hydroxyanisole (BHA), hydrozyttoluene butylated (BHT) và aspartame.
Các phụ gia hóa chất, phẩm màu, hương liệu nhân tạo, chất độn, dầu thực vật, chất béo chuyển hóa, sirô ngô fructose cao và chất bảo quản có trong rất nhiều loại thực phẩm chế biến đều có thể gây hại cho sức khỏe. Vấn đề đáng nói nhất là chúng ta chưa hiểu hết những tác động của các thành phần.
Có nhiều bằng chứng cho thấy có mối liên quan giữa việc tiêu thụ thực phẩm chế biến và sự tăng vọt trong tỷ lệ mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường, ung thư và tim mạch.
Ngược lại, các thực phẩm tươi có nguồn gốc hữu cơ sẽ khiến bạn yên tâm hơn về sức khỏe lâu dài. Bản thân các loại thực phẩm hữu cơ tươi đã là những người “bạn tốt” của sức khỏe, chưa kể đến việc thực phẩm tươi luôn giàu dinh dưỡng hơn các thực phẩm chế biến.
3. Thực phẩm chế biến gây nhiều bệnh tật, thậm chí gây tử vong
Các loại nước sốt, gia vị cũng là thực phẩm chế biến.
Thực phẩm càng trải qua nhiều quá trình xử lý càng mất đi nhiều chất dinh dưỡng. Bạn có thể tưởng tượng những gì bạn ăn bị làm dập, ép, xay, tạo hình… trước khi trở thành thành phẩm cuối cùng. Các nhà sản xuất hầu như không quan tâm đến viêc bảo tổn các chất dinh dưỡng của thực phẩm, tất cả những gì quan trọng nhất đối với họ là lợi nhuận. Để đảm bảo sản xuất khối lượng sản phẩm lớn với chi phí thấp nhất và bảo quản được lâu nhất, các công ty buộc phải dùng đến các chất bảo quản và chấp nhận rằng các chất dinh dưỡng trong thực phẩm sẽ bị loại bỏ.
Vấn đề đáng nói là các chất bảo quản và màu nhân tạo trong thực phẩm chế biến đều có liên quan đến một loạt các vấn đề sức khỏe, bao gồm: dị ứng, rối loạn thần kinh và thậm chí là ung thư. Các thực phẩm tươi hoặc các thực phẩm trải qua quá trình chế biến đơn giản ít có khả năng gây hại hoặc gây bệnh cho con người. Khi để lâu, các thực phẩm tươi sẽ héo, mốc và hư hỏng, đó là những dấu hiệu cho thấy chúng không còn dinh dưỡng và chúng ta không nên tiếp tục sử dụng.
4. Thực phẩm chế biến có thể gây nghiện
Thực phẩm chế biến dễ gây nghiện.
Nghiện thực phẩm chế biến như nước giải khát có ga, bánh ngọt, khoai tây chiên… không phài là tình trạng hiếm gặp. Một phần nguyên nhân của chứng nghiện này là do chính các loại thực phẩm chế biến gây ra, chúng thường rất nghèo dinh dưỡng, chất xơ và protein nhưng lại thừa chất béo, muối và đường, chính đặc điểm này đã đánh lừa cơ thể vì nó kích thích phát hành hóa chất cho cảm giác dễ chịu.
Cảm giác thèm đồ ngọt hay mặn không tốt cho cơ thể vì các loại thực phẩm chế biến chứa nhiều đường và muối thường rất nghèo dinh dưỡng. Nếu cảm giác thèm này trở nên thường xuyên, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy thỏa mãn và phải liên tục tiêu thụ thực phẩm chế biến nào dó, cơ chế này chính là một trong những nguyên nhân lớn gây tăng cân. Ví dụ, có bao giờ bạn để ý rằng sẽ rất nhanh đói trở lại sau khi anh một gói bánh ngọt? Đơn giản vì thực phẩm này chỉ có carb dễ tiêu hóa, không có chất xơ và protein.
Ngược lại, nếu ăn một ít trái cây, ví dụ như một quả cam hoặc nửa chén quả việt quất bạn sẽ thấy no lâu hơn. Điều này là do trái cây cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng, bao gồm chất xơ, nước và carb phức, tất cả những thành phần này đều cần nhiều thời gian để tiêu hóa và không gây cảm giác thèm ăn như các loại bánh ngọt.
5. Thực phẩm chế biến là kẻ thù của cân nặng
Ảnh minh họa.
Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm khiến bạn không thể nào giảm cân bằng rất nhiều hương vị quyến rũ. Các nhà sản xuất tạo ra những sản phẩm chứa nhiều đường, muối, chất béo “xấu” và nhiều thành phần khác khiến vị giác của bạn không thể rời bỏ sản phẩm của họ. Một khi tình trạng ăn quá mức trở nên thường xuyên, khẩu phần ăn và giới hạn no của bạn sẽ tự động “nới rộng”, nghĩa là bạn sẽ ăn ngày càng nhiều hơn, đó là những gì các nhà sản xuất thực phẩm chế biến muốn vì nhờ đó mà lợi nhuận của họ tăng cao.
6. Thực phẩm chế biến gây mệt mỏi
Bạn có cảm thấy dễ chịu hay tràn đầy năng lượng sau khi ăn các loại thức ăn nhanh? Rất nhiều người gặp phải tình trạng lờ đờ, buồn ngủ và thậm chí là chán nản sau khi ăn các thực phẩm chế biến (có vẻ như đó là cách cơ thể nói với bạn rằng thực phẩm chế biến không phải là thứ tốt nhất để lấp đầy dạ dày).
Điều quan trọng là bạn phải lắng nghe cơ thể mình. Dùng các thực phẩm tươi hoặc thực phẩm ít chế biến sẽ cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết (vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng thực vật…) khiến bạn cảm thấy khỏe khoắn và tràn đầy năng lượng sau khi ăn.
7. Thực phẩm tươi mới là nguồn dinh dưỡng đích thực
Thực phẩm tươi mới là lựa chọn lành mạnh nhất cho sức khỏe.
Có nhiều cách để cai nghiện thực phẩm chế biến nhưng điều quan trọng nhất là nó phải bắt đầu từ ý thức và quyết tâm của chính bạn. Những cách như không trữ thực phẩm chế biến trong nhà, không ăn ở ngoài, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày… có thể là những cách hữu hiệu giúp bạn dễ dàng tránh xa thực phẩm chế biến.
Nếu không thể dùng thực phẩm tươi hàng ngày, bạn có thể dùng các thực phẩm đông lạnh. Ngoài ra, hạy chọn các thực phẩm hữu cơ hoặc các sản phẩm được nuôi trồng theo quy trình sạch, không dùng giống và sản phẩm biến đổi gien. Hạn chế tối đa những thực phẩm đóng hộp. Một khi thực phẩm tươi chiếm khoảng 80% chế độ ăn uống, bạn sẽ trở nên khỏe mạnh hơn cả về thể chất lẫn tinh thần.
Theo Gia Đình Việt Nam – Mindbodygreen
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo