ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Mỹ sẽ tích cực xoay trục sang Đông Nam Á năm 2015?
Wednesday, January 7, 2015 5:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Đông Nam Á ngày càng trở thành trọng tâm trong chiến lược xoay trục của Mỹ. Chỉ còn 1 năm 2015 trước khi nước Mỹ diễn ra cuộc bầu cử tổng thống, Washington sẽ làm gì để ‘xoay trục’ trong năm 2015.

Khu vực Đông Nam Á ngày càng trở thành một trong những thành phần trung tâm trong chính sách xoay trục của Mỹ tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Vậy đâu là những việc Mỹ có thể làm trong năm 2015 để thúc đẩy cân bằng chiến lược ở Đông Nam Á trước khi người Mỹ hướng chú ý vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Sau đây là một số biện pháp:

Ký kết với các đối tác xuyên Thái Bình Dương

Đây là sự bắt đầu rõ ràng nhất. Chính quyền Obama cần kết thúc thỏa thuận thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương với 12 đối tác. Trong đó có 4 nước Đông Nam Á là Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam. Trong tương lai có thể còn có những nước khác nữa.

Mỹ sẽ tích cực xoay trục sang Đông Nam Á năm 2015? - Ảnh 1

Các tàu chiến Mỹ tuần tra ở Biển Đông năm 2014. Ảnh minh họa.

Một thỏa thuận hoàn thành sẽ không nghi ngờ gì, là một thắng lợi lớn đối với Hoa Kỳ trong trò chơi kinh tế đang diễn ra ở châu Á – Thái Bình Dương. Rộng hơn nữa, điều đó sẽ là minh chứng hữu hình cho chiến lược cân bằng ảnh hưởng không phải chỉ về quân sự.

Điều chỉnh chiến lược đang định hình của Trung Quốc

Về cơ bản là tăng cường liên kết kinh tế để kéo các quốc gia ASEAN về gần Mỹ và làm giảm sự mất lòng tin chiến lược để ngăn chặn việc Trung Quốc trở thành lãnh đạo khu vực.

Một mục tiêu của chính sách Mỹ trong năm 2015 không nên chỉ phản ứng với các động thái của Trung Quốc mà phải chủ động đưa ra các sáng kiến riêng của mình dựa trên sức mạnh Mỹ và khai thác điểm yếu của Trung Quốc.

Cân băng trong chính sách Myanmar

Chính quyền Obama và Quốc hội của Đảng Cộng hòa sẽ phải cân bằng giữa mong muốn làm sâu sắc thêm mối quan hệ Mỹ – Myanmar với lo ngại về vấn đề dân chủ và nhân quyền của Myanmar. Tuy nhiên sự cân bằng này không dễ thực hiện.

Nếu Aung San Suu Kyi không được tham gia vào cuộc bầu cử hoặc các sự cố trái ý muốn về các tiến trình cải cách hiến pháp, hòa bình… Rất có thể quan hệ Mỹ-Myanmar sẽ xấu đi.

Quan hệ đối tác toàn diện

Mỹ đã và đang xây dựng quan hệ đối tác toàn diện với 3 quốc gia Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Những nỗ lực đó cần được nuôi dưỡng trong năm 2015 và xa hơn nữa.

Cả ba nước trên đều có những việc bận rộn trong năm 2015. Chẳng hạn Malaysia nỗ lực để có một ghế không thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Các vấn đề đó sẽ ảnh hưởng ít nhiều và đòi hỏi Mỹ phải ưu tiên thúc đẩu quan hệ đối tác này trong năm 2015.

Ứng phó với mối đe dọa của IS

ASEAN đã tuyên bố ngày càng lo ngại về mối đe dọa của Nhà nước Hồi giáo (IS) trong khu vực cho dù đó là trực tiếp tấn công hay chỉ là gián tiếp thông qua việc tuyển phần tử khủng bố từ Đông Nam Á.

Thách thức đối với Mỹ sẽ là đảm bảo rằng mối quan tâm an ninh của ASEAN sẽ được giải quyết mà không ảnh hưởng đến nền dân chủ và nhân quyền.

Trần Long (Theo Diplomat)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.