Mỹ đã sản sinh ra nhiều nhóm cực đoan trên toàn thế giới, và bây giờ bản thân Hoa Kỳ gặp khó khăn do hành động của các nhóm này.
Mỹ đã bày mưu lập kế với những người Hồi giáo cực đoan ở Trung Đông, và hành động đó đã có hiệu quả.
Nhưng, không phải là kết quả tốt đẹp. Mỹ đã sản sinh ra nhiều nhóm cực đoan trên toàn thế giới, và bây giờ bản thân Hoa Kỳ gặp khó khăn do hành động của các nhóm này. Trong thời gian chiến tranh lạnh, CIA đã làm mọi thứ để bôi nhọ Liên Xô. Nhưng, cả al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo đều không phải là người bạn của Washington.
Các phần tử vũ trang đã từ chối đóng vai trò “bù nhìn” để lật đổ các chế độ không vừa ý Mỹ. Để chứng minh điều đó, chúng giới thiệu hàng loạt vụ hành quyết người Mỹ. Bọn khủng bố quyết định thành lập đế chế Hồi giáo. Trên thực tế, Hoa Kỳ và các quốc gia vùng Vịnh đã nhận thức được rằng, họ không thể tiếp tục chơi trò “hai mặt” với phe đối lập Hồi giáo.
Chủ nghĩa khủng bố là một hiện tượng của những nhóm tinh thần không bình thường. Hôm nay, xung quanh Nhà nước Hồi giáo tập trung những kẻ tội phạm từ nhiều nước khác nhau. Sau đây là ý kiến của nhà phân tích chính trị Ali Hajizadeh: “Các phần tử cặn bã gần như từ khắp nơi trên thế giới đã tập trung xung quanh tổ chức này. Chúng đã và đang chiến đấu không chỉ chống lại chế độ Assad, mà còn chống lại các nhóm khác cũng đang chiến đấu chống Assad. Một số nhóm cực đoan được đào tạo hoặc bị “tẩy não” ở những nước khác có những mưu đồ khác nhau, nhưng đó là những nhóm tinh thần không bình thường”.
Các phần tử Hồi giáo cực đoan lợi dụng những tổ chức và hiệp hội khác nhau, những quỹ tài trợ khác nhau để thu hút những người châu Âu về phía mình. Tiếc thay, nhưng, chính sách của chúng mang lại kết quả, đặc biệt trong thời đại di cư quy mô lớn. Giáo sư Vladimir Isayev củaViện các nước Á- Phi thuộc trường Đại học Tổng hợp Matxcơva (MGU), nói:“Theo những tính toán, trong đó có tính toán của các nhà khoa học, khi số dân nhập cư chiếm 10-12% tổng dân số của đất nước thì đó là mức nguy hiểm. Nếu số lượng người nhập cư tăng thêm một vài phần trăm thì đó là điểm “bất khả kháng” dẫn đến tình trạng bất ổn. Trong số dân nhập cư tại các nước phát triển, đa số người đến từ các nước Hồi giáo, họ là tầng lớp bị áp bức nhiều nhất, nên rất dễ bị lôi kéo vào các làn sóng cực đoan. Và những kẻ cầm đầu các tổ chức khủng bố dễ dàng lôi cuốn về phe mình những người kém hiểu biết”.
Có người nói rằng, Mỹ chỉ tài trợ cho các nhóm vũ trang vừa phải, và không cấp tài trợ cho các nhóm cực đoan, nhưng, nói như vậy là không đúng với sự thật. Bất kỳ người nào có đầu óc lành mạnh khó có thể tưởng tượng ra một “tên côn đồ vừa phải” phê ma túy đang lang thang với khẩu súng và dao găm.
Nhiều khả năng, sau khi nhận thức được về tình huống “bế tắc” trong khu vực, Mỹ buộc phải tìm cách thành lập một liên minh chống lại Nhà nước Hồi giáo. Như trong tác phẩm kinh điển của nhà văn Gogol “Taras Bulba”, Taras đã giết con vì tội phản bội. Với tư cách thành viên Liên minh quốc tế, Hoa Kỳ không kích vào những điểm mà họ cho là căn cứ chiến binh Hồi giáo, tuy nhiên, số lượng kẻ khủng bố vẫn không giảm đi.
Theo Tiếng nói nước Nga
2015-01-12 19:16:16
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/bao-nga-my-tai-tro-cho-khung-bo-quoc-te-a170793.html