ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Dự án 1 tỷ đồng/m2 của Tân Hoàng Minh vì sao vẫn ‘đắp chiếu’?
Wednesday, December 3, 2014 1:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Giải thích lí do dự án 1 tỷ đồng/m2 của Tân Hoàng Minh vẫn ‘đắp chiếu’, đại diện Tân Hoàng Minh cho biết, dự án “vướng” phải các yếu tố khách quan khiến nó không triển khai được.

Dự án đình đám về “kỷ lục” đền bù

Dự án D’.San Raffles được Tập đoàn Tân Hoàng Minh giới thiệu là “một công trình đẳng cấp nhất từ trước đến nay”.

Dự án D’. San Raffles tọa lạc trên mảnh đất vàng tại số 22-24 phố Hàng Bài, 25-27 phố Hai Bà Trưng, Hà Nội. Dự án do Công ty CP Thời đại mới T&T thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh là chủ đầu tư. Dự án này được giao đất từ 19/7/2011 theo Quyết định số 3362.

Theo giới thiệu của chủ đầu tư, dự án có 6 tầng hầm, 8 tầng nổi và 1 tầng mái, tổng diện tích sàn xây dựng trên 40.000 mét vuông, là loại hình căn Trung tâm thương mại, văn phòng cao cấp và nhà ở hạng sang. Tiến độ đang thi công phần móng và dự kiến hoàn thành trong năm 2014. Đầu tháng 8 chủ đầu tư đã tổ chức lễ động thổ dự án.

Dự án này từng nổi đình đám về “kỷ lục” đền bù, giải phóng mặt bằng khi có hộ dân đưa ra mức giá đền bù… 1 tỷ đồng/m2.

Tuy nhiên, ít ai biết, khu đất này đã từng nằm trong quy hoạch bãi đỗ xe của Hà Nội. Quy hoạch mạng lưới các điểm đỗ xe công cộng trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020 (QĐ 165) được biết đến như là một giải pháp cụ thể để hợp lý, đồng bộ giao thông tĩnh trên địa bàn 07 quận nội đô.

Trong số 34 điểm/bãi đỗ, quận Hoàn Kiếm có tổng số bảy điểm/bãi đỗ xe mới được phê duyệt, thời gian chuẩn bị đầu tư xây dựng được “chốt” từ năm 2004 – 2008.

Các điểm này bao gồm: điểm Chương Dương (xây dựng xen kẽ dải cây xanh ngoài đê tại hai khu vực gần Chương Dương Độ); điểm Hai Bà Trưng – Hàng Bài; điểm Phan Chu Trinh (xây dựng một phần nhà máy ô tô Ngô Gia Tự); điểm Tràng Thi; điểm Chân Cầm; điểm Long Biên.

Dư luận đã có thời điểm “hốt hoảng” về mức giá đền bù giải phóng mặt bằng chưa từng có từ trước đến nay tại các địa chỉ 22 – 24 Hàng Bài; 25 – 27 Hai Bà Trưng: để di dời 300 hộ dân cư trú trên diện tích 300m2, chủ dự án đã chấp nhận mức giá 500 triệu đồng/m2.

15/17 hộ đã thống nhất mức giá đền bù. Tuy nhiên, duy nhất 2 hộ đã đơn phương phản đối. Không chấp nhận mức giá đền bù 600 triệu đồng/m2, hai chủ hộ này đã đưa ra con số đền bù 1 tỷ đồng/m2.

Câu chuyện về giải phóng mặt bằng với mức đền bù giá “khủng”, “kỷ lục” chưa từng có trong tiền lệ đã khiến khu đất ngã tư Hàng Bài – Hai Bà Trưng trở thành vị trí “đắt xắt ra miếng” giữa Thủ đô.

Chủ sở hữu ban đầu của mảnh đất này là Công ty Kinh doanh xây dựng Nhà (nay là Công ty cổ phần Kinh doanh và xây dựng nhà Hà Nội). Năm 2009, Công ty cổ phần Thời đại mới T&T được thành lập để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại – văn phòng và nhà ở tại khu đất này. Trong đó, Tân Hoàng Minh góp 14% vốn, Công ty cổ phần Kinh doanh và xây dựng nhà Hà Nội góp 80% và 2 cá nhân khác là 4% và 2%.

Thế nhưng sau đó, tỉ lệ góp vốn giữa các bên đã thay đổi. Theo đó, Tân Hoàng Minh chiếm tới 90%, có nghĩa Tập đoàn này đã cơ bản “thâu tóm” toàn bộ dự án trên, tại vị trí khu đất “vàng” có vị trí đắc địa.

Dự án 1 tỷ đồng/m2 của Tân Hoàng Minh vì sao vẫn ‘đắp chiếu’? - Ảnh 1

Dự án D’.San Raffles được Tập đoàn Tân Hoàng Minh giới thiệu là “một công trình đẳng cấp nhất từ trước đến nay” nhưng hiện nay vẫn “đắp chiếu”.

Vẫn “án binh bất động”

Tin tức trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, hồi tháng 8-2013, chủ đầu tư đã tiến hành động thổ với cam kết sẽ hoàn thành công trình trong năm 2014. Tuy nhiên cho đến nay đã hết năm 2014, dự án vẫn án binh bất động.

Giải thích về việc này, ông Trần Hồng Sơn, Phó tổng giám đốc Tân Hoàng Minh hôm 2-12 cho biết, sau khi giải tỏa và đền bù xong, dự án được giao “đất sạch” vào tháng 7-2011. Tuy nhiên dự án “vướng” phải các yếu tố khách quan như Luật thủ đô, quy chế nhà cao tầng trong nội đô lịch sử… khiến nó không triển khai được. Ông Sơn cho hay, ngày 7-4-2014 vừa qua, Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội đã cấp Giấy phép quy hoạch cho dự án này. Trước đó hồi tháng 3, các cơ quan chức năng đã chấp thuận quy hoạch, theo đó công trình sẽ được xây với quy mô 8 tầng nổi.

Ông Sơn quả quyết công trình sẽ được triển khai vào quí 2 năm 2015. Tuy nhiên theo ông, đầu tư vào thời điểm này là… lỗ bởi Tân Hoàng Minh dự kiến xây 15 tầng thì mới hiệu quả. Ông Sơn quả quyết mặc dù lỗ nhưng tập đoàn vẫn quyết tâm thực hiện dự án (?).

Ngoài dự án D’.San Raffles đắp chiếu hơn ba năm, Tân Hoàng Minh hiện cũng sở hữu một dự án “xanh cỏ” khác là D’.Le Roi Soleil, Quảng An, Hà Nội – công trình hỗn hợp dịch vụ công cộng, thương mại, nhà trẻ quốc tế và căn hộ chung cư. Sau 5 năm bỏ hoang mà Tân Hoàng Minh cho biết là để theo đuổi các thủ tục đầu tư, đại diện của tập đoàn cho biết dự án này sẽ được khởi công đầu quí 2-2015.

Một dự án khác đang được Tân Hoàng Minh triển khai là D’. Palais de Louis – Nguyễn Văn Huyên, mặc dù không hề “vướng” phải những thủ tục đầu tư nào, nhưng vẫn liên tục chậm tiến độ.

Dự án này được tập đoàn mô tả là cung điện Versailles giữa lòng Hà Nội, và từng gây sốc khi có giá bán trên 100 triệu đồng/mét vuông, được đưa ra đúng thời điểm thị trường bất động sản đang xuống dốc. Theo thừa nhận của ông Trần Như Trung, Phó tổng giám đốc Tân Hoàng Minh, ban đầu có 60 căn (1/4 dự án) được khách hàng đăng ký mua. Nhưng sau đó do “sự thay đổi của thị trường, sự khó khăn của các bên”, Tân Hoàng Minh đã trả lại tiền hết cho khách hàng. Như vậy đến thời điểm này, dự án căn hộ siêu sang này chưa bán được căn nào. Ông Trung cho rằng đó cũng là một “thành công” của dự án bởi vì đã không để xảy ra khiếu kiện gì.

Như vậy, theo những gì đang diễn ra ở D’. Palais de Louis thì nhiều khả năng Tân Hoàng Minh sẽ phải bỏ tiền ra xây xong các công trình “siêu sang” nói trên, trước khi khách hàng nộp tiền mua. Trước những lo ngại về khả năng tài chính của tập đoàn khi cấp tập triển khai một loạt dự án siêu sang, ông Trần Như Trung khẳng định Tân Hoàng Minh có đủ vốn để thực hiện những dự án trên. Ông Trung tiết lộ các ngân hàng BIDV, SHB là những đối tác chiến lược hiệu quả của Tân Hoàng Minh.

“Nhìn qua thì thấy có vẻ có vấn đề tài chính, nhưng nhìn kỹ thì thấy chúng tôi không nợ nần gì nhiều vì có xây gì nhiều đâu”, ông Trung nói. Theo ông Trung, phải xây thô, hoàn thiện mới tốn nhiều tiền và phải đi vay, còn thực tế các dự án của Tân Hoàng Minh cũng chưa xây gì nhiều. Ông quả quyết Tân Hoàng Minh còn muốn mở rộng thêm các dự án nữa.

An Nhiên (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.