Phỏng vấn Dược sĩ-Lương y Đào Kim Long về chữa trị bệnh ung thư
Tuesday, November 25, 2014 1:40
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Mặc dù đă nhiều lần trò chuyện trực tiếp với một số bệnh nhân và xem kết quả xét nghiệm của cơ sở y tế có uy tín, song tôi vẫn chưa thể hoàn toàn tin vào câu chuyện “Thầy ta chữa được ung thư”. Ngay tại những quốc gia có nền y học phát triển bậc nhất thế giới như Mỹ và Trung Quốc, tỷ lệ nạn nhân ung thư, nhất là ung thư tủy xương may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần cũng rất thấp. Người ta sẵn có máy móc hết sức hiện đại với hàng trăm loại biệt dược quý hiếm được tinh chế theo công nghệ tiên tiến nhất; trong khi ông Long chỉ có các loại thảo dược nội địa, chế biến thủ công…
Với hy vọng một phần giải đáp thắc mắc trên, xin giới thiệu nội dung bài phỏng vấn người trong cuộc.
Ông nghiên cứu ung thư từ năm nào ?
Từ năm 1966, ngay sau khi tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội và được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy. Vì là học trò cưng của thấy Lợi(GS.TS Đỗ Tất Lợi), lại nổi tiếng đam mê khoa học, nên tôi sớm “lọt mắt xanh” hai chuyên gia đầu ngành nghiên cứu bệnh ung thư của nước ta thời ấy là thầy Di và thầy Quyền ( GS.Hồ Đắc Di và GS. Trương Công Quyền).
Thầy Quyền trực tiếp giao cho tôi nhiệm vụ nghiên cứu về nấm lớn ( chủ yếu là các loại Linh Chi) để t́m nguyên liệu làm thuốc điều trị ung thư. Sở dĩ các thầy đặt hy vọng vào nấm lớn, bởi như lời thầy Quyền- các loại thuốc chữa nhiễm khuẩn, tức kháng sinh, điển hình là Penixinlin giớ khoa học lấy từ vi nấm; các thuốc cấp cứu – lấy từ cây cỏ, thí dụ- thuốc trợ tim Neriolin tinh chế từ lá cây trúc đào, thuốc cảm cúm Aspirin tinh chế từ vỏ cây dương liễu; vậy thì thuốc chữa ung thư phải tìm ở những cây nấm lớn…
Và đó cũng là thời gian ông tiếp xúc với bệnh nhân ung thư đầu tiên?
Đúng vậy. Sự kiện diễn ra năm 1967, trong chuyến đi thực tế ở bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Thầy Hồ Đắc Di giới thiệu cho chúng tôi một phụ nữ người dân tộc Tày. Vì bị ung thư, cánh tay chị phù nề, phình to nhu quả bí, nhưng mầu lại đỏ như quả nhót chín. Chụp X-Quang chỉ cò một khối trong suốt, tất cả xương đă bị con bệnh ăn sạch! Thời đó thiếu thốn mọi thứ, kể cả kiến thức về bệnh ung thư. Chắc chị ấy không sống được bao lâu, nhưng hình ảnh cái cánh tay khủng khiếp ấy bám riết chúng tôi trong nhiều năm và nó càng thôi thúc chúng tôi tích cực tìm kiếm phương thuốc chữa trị.
Các loại nấm lớn là phương thuốc đó?
Chúng tôi đă nghiên cứu nhiều năm, song các loại Linh Chi không mang lại kết quả như trông đợi. Có thể vì thời đó giới khoa học hiểu chưa đúng về bệnh ung thư. Họ chỉ biết rằng, ung thư là hậu quả của tình trạng rối loạn, chuyển sinh sản tế bào từ gián phân sang trực phân, còn lý do tại sao thì không ai lý giải được. Chỉ biết rằng, đặc điểm của hiện tượng là tế bào sinh sản cực nhanh và hệ quả là phải tiêu thụ nhiều thức ăn, tức thu hút ngày càng nhiều mạch máu để nuôi khối u và cuối cùng nạn nhân sẽ chết vì suy sụp. Do tin rằng, chỉ cần “dọn sạch” khối u là giải quyết được vấn đề, bởi thủ phạm gây ra bệnh là khối u, thế nên người ta đi tìm trong thiên nhiên những hợp chất khả dĩ thực hiện được nhiệm vụ đó (tương tự như thuốc kháng sinh tiêu diệt vi trùng điều chế từ vi nấm).
Ông làm gì, sau thất bại với các loại Linh Chi?
Trước hết, xin lý giải tại sao tôi lại theo học nghành Y Dược và gắn cuộc đời mình với Đông Y. Trước hết vì nỗi đau gia đình. Thực ra từ nhỏ tôi đă thích môn văn và có năng khiếu học văn (lớp tám đã có thơ đăng báo) thế nhưng bước ngoặt cuộc đời sảy ra năm tôi học lớp 10. Mặc dù gia đình có nghề làm thuốc, song mọi người đều bất lực chứng kiến cảnh em gái tôi mới 16 tuổi chết dần vì bệnh tim. Hồi đó ở miền Bắc, bệnh viện Bạch Mai là cơ sở y tế có uy tín nhất mà cũng không cứu được. Với hy vọng học những kiến thức khoa học khả dĩ giúp những người như em gái tôi chiến thắng bệnh tật, tôi quyết tâm thi vào trường Đại học Y Dược, Hà Nội. Nói vậy, song thực tế cho đến khi trở thành sinh viên, tôi vẫn chưa hình dung được cụ thể con đường tiếp theo của ḿnh sẽ như thế nào. Mãi đến một hôm tại thư viện Nhân dân (thư viện Quốc gia ngày nay), tình cờ tìm được 6 tập sách “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS Đỗ Tất Lợi, cho dù vẫn chưa được học thầy, chưa biết mặt mũi thầy thế nào, song tôi đă vô cùng khâm phục và tự đặt cho ḿnh mục tiêu phải học bằng được nghề Y dược.
Nghiên cứu sách thầy Lợi, mới biết giữa Đông Y và Tây Y có rất nhiều điểm tương đồng. Cả hai đều có truyền thống sử dụng cây cỏ, con vật làm thuốc phục hồi , tăng cường sức khỏe và chữa bệnh cho con người. Chỉ có điều, Phương Tây có nền khoa học – kỹ thuật phát triển hơn, nên người ta đă chế biến ra nhiều dạng thuốc uống, thuốc tiêm,… khác nhau, sử dụng tiện lợi hơn. Trước đó, các cụ nhà tôi hành nghề chủ yếu dựa vào cuốn “Nam dược thần hiệu”, kiến thức rất hạn chế.
Đọc sách của thầy Lợi, sau này lại trực tiếp được thầy dạy và hướng dẫn nghiên cứu, tôi “bị nhiễm” cả tính đam mê khoa học của thầy – đã làm việc gì phải làm kỳ được; đă nghiên cứu cái gì, bao giờ cũng đi đến tận cùng gốc rễ. Sau khi nghiên cứu các loại nấm Linh Chi để tìm nguyên liệu chữa ung thư không có kết quả, tôi chuyển sang lĩnh vực vừa nghiên cứu vừa chữa bệnh bằng y học dân tộc cổ truyền và Đông y.
Và quá trình vừa nghiên cứu vừa chữa bệnh đă giúp ông tìm ra nguyên liệu điều trị ung thư?
Đúng thế. Trước hết, muốn chữa bệnh có hiệu quả, người thầy thuốc phải biết được cơ chế phát sinh bệnh. Trong thời gian nhiều năm hành nghề, riêng với bệnh ung thư, với kiến thức về giải phẫu học, bệnh học, sinh hóa… của Tây y, nghiên cứu về mạch và áp dụng kỹ thuật tứ chẩn của Đông y, thực tế điều trị người bệnh đă giúp tôi lý giải được nguồn gốc phát sinh của con bệnh. Sự thực, ung thư là một bệnh thuộc dạng chuyển hóa, mà nguyên nhân sâu xa là tình trạng gan bị ngộ độc. Nó hoàn toàn không phải là nguyên nhân gây bệnh như cách lý giải kinh điển phổ biến. Cụ thể, ung thư là hậu quả của tình trạng rối loạn chuyển hóa protein.
Dựa vào những chứng cớ ǵ để khẳng định như vậy?
Thực tế khám và chữa bệnh. Nhìn chung, tất cả người bệnh đến khám (có kết quả xét nghiệm sinh hóa của bệnh viện hoặc không) đều có biểu hiện chuyển hóa cơ bản tăng. Tùy mức độ nặng nhẹ của con bệnh và từng loại bệnh cụ thể – lương y có trình độ sẽ nhận thấy mức độ phát nhiệt từ huyệt lao cung trong lòng bàn tay với cường độ khác nhau. Mạch người bệnh bao giờ cũng cường hỏa và rối loạn. Đối chiếu với kết quả xét nghiệm, sau thời gian dài nghiên cứu, tôi rút ra kết luận quan trọng. Người bị các bệnh dạng dị ứng như nổi mề đay, á sừng, eczema… thường là nạn nhân của tình trạng rối loạn chuyển hóa gluxit. Người bị bệnh cao huyết áp, rối loạn tim mạch… thủ phạm là rối loạn chuyển hóa lipit sinh ra cholesterol trong máu cao. Và tình trạng rối loạn chuyển hóa protein sẽ sinh ra các bệnh ung bướu (lành hoặc ác tính).
Có thể hiểu, tính trạng gan bị ô nhiễm khiến cho quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể bị rối loạn là nguyên nhân sâu xa của bệnh ung thư?
Gan với hai chức năng chính là chuyển hóa và giải độc là cơ quan đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự sống, mà cho đến nay khoa học vẫn chưa khám phá hết bí mật của nó. Không phải ngẫu nhiên, khi biết rằng, cho dù đă có lịch sử phát triển hàng chục ngàn năm, song các bệnh có nguồn gốc từ gan bị ô nghiễm lại được Đông y xếp hạng chót trong “tứ chứng nan y” (phong, lao, cổ, lại – phong (hủi, cùi) và lao là hai bệnh nhiễm trùng đă được Tây y giải quyết bằng thuốc kháng sinh, riêng Cổ (xơ gan cổ trướng) và Lại (ung thư) đến nay vẫn là nan y). Thực chất, cả 2 loại bệnh nan y sau cùng đều là hậu quả của trạng thái rối loạn chuyển hóa và đều xuất phát từ gan.
Như vậy, lý thuyết về bệnh ung thư của ông khác xa lý thuyết kinh điển và tất nhiên phương pháp điều trị cũng không giống Tây y?
Khác về căn bản. Như đă lý giải ở trên về cơ chế sinh bệnh – các khối u chỉ là hậu quả của con bệnh. Một khi quá trình chuyển hóa protein bị rối loạn, thân nhiệt đột ngột tăng cao bắt buộc cơ thể phải sinh ra những khối u để dung nạp năng lượng dư thừa. Nếu 1 u vẫn chưa đủ sẽ xuất hiện cái thứ hai, thứ ba, thậm chí đến cái thứ 100. Chúng mọc khắp người. Như vậy những khối u đó vừa là hậu quả của con bệnh, một mặt vừa là bệnh, mặt khác lại đóng vai trò tạm thời giúp cơ thể tự vệ, chống lại con bệnh. Vì nếu không có những khối u dung nạp năng lượng dư thừa trong quá tŕnh đốt cháy khốc liệt như thế, cơ thể sẽ suy sụp nhanh chóng và chết vì sốt cao. Do vậy phải tôn trọng và không nên tiêu diệt chúng. Và muốn chữa tận gốc ung thư nhất thiết phải lập lại trạng thái cân bằng trong chuyển hóa protein.
Không thể sử dụng các loại Linh Chi, ông đă dùng biệt dược gì làm nguyên liệu chữa trị ung thư?
Sử dụng Linh Chi không có kết quả, tôi tiếp tục sưu tầm và khai thác vốn qúy của dân tộc, đúng với lời dạy “Tôi tiên sư kính đạo tiên sư” (Tiếp thu đạo chữa bệnh của các thày thuốc đi trước ở tất cả các nước) và “Nam dược trị Nam nhân” của đại danh y Tuệ Tĩnh, ông tổ thuốc Nam nước nhà. Thực ra trong dân gian có không ít loại thảo dược có thể dùng kết hợp trong các bài thuốc điều trị ung thư. Thế hệ 50-60 tuổi hôm nay có thời đă sống ở nông thôn miền Bắc chắc hẳn chưa quên khúc hát đồng dao trong tṛ chơi rồng rắn của trẻ thơ, trong đó có đoạn:
“Rồng rắn lên mây
Trồng cây núc nắc
Hỏi thăm thầy thuốc có nhà hay không?”
Quanh nhà tôi và nhà các thầy lang trong vùng, nhà nào cũng trồng cây núc nắc. Lá của nó được các thầy lang sử dụng phổ biến trong rất nhiều bài thuốc, nhất là trong điều trị các bệnh thuộc dạng dị ứng. Dựa vào cuốn cẩm nang của thầy Lợi, tôi tìm đọc các tài liệu về công dụng chữa bệnh của những thảo dược khác có tác dụng “làm sạch” nội môi như cây núc nắc, các loại kim ngân, ké đầu ngựa… Song song với việc làm đó, tôi triệt để tận dụng kinh nghiệm dân gian (điển hình là trường hợp dùng lá cái đắp vào những khối u của đồng bào các dân tộc vùng núi Tây Bắc).
Ông có nhớ bệnh nhân ung thư đầu tiên được chữa khỏi bằng nguyên liệu dân gian?
Chuyện xảy ra đă ngót 20 năm trước. Cậu ta tên là Thiện, người cùng làng. Làm thợ đốt lò gạch bỗng nhiên bị sốt cao cả tuần. Hạch nổi khắp quanh cổ. Sau khi thăm khám, bắt mạch, tin chắc bệnh nhân bị ngộ độc than, tôi bảo: bây giờ cháu cứ lên bệnh viện huyện, ở đó người ta sẽ giới thiệu lên bệnh viện tỉnh, bệnh viện tỉnh sẽ kết luận cháu bị ung thư vòm họng và cấp giấy giới thiệu lên bệnh viện K ở Hà Nội để chữa trị. Nhưng bác biết, nhà cháu nghèo, nếu không có đủ tiền chữa chạy như vậy, về đây bác sẽ chữa cho. Tùy cháu suy nghĩ. Ngay hôm sau, nó mang cho tôi xem tờ giấy của bệnh viện tỉnh giới thiệu lên bệnh viện K. Tôi đã cắt thuốc cho cậu ta uống liền trong một tháng thì khỏi. Bây giờ làm thợ mộc, thợ nề, vẫn khỏe mạnh bình thường.
Thời gian qua ông có bao giờ gặp lại những ca bệnh tương tự như cô gái Tày năm xưa?
Có chứ. Cái ác của ung thư là hễ có khối u bám vào xương (kể cả trường hợp không phải ung thư xương), nếu không chữa chạy kịp thời, con bệnh sẽ ăn hết khúc xương ở đó. Năm ấy, cụ Cam ở làng Giang, xă Nhân La, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên bị ung thư phổi đă chạy lên đầu. Bệnh viện chẩn đoán chỉ có thể sống được 2 tuần. Tôi cắt thuốc, đến tháng thứ ba thấy tình hình không thể cải thiện, tôi bảo với người nhà là cụ không thể qua khỏi và dặn, khi nào “thay áo”, nhớ kiểm tra hộp sọ của cụ. Ba năm sau, tôi nhận được thông tin: hộp sọ của cụ bị thủng một lỗ bằng quả vải!
Tuy nhiên, hoàn toàn có thể vượt qua, trường hợp phát hiện sớm và được điều trị kịp thời. Điển hình là trường hợp cậu Cốm ở thôn Hoàng Nha, xã Minh Hải, quê tôi và hai cô em bà Điệp, vợ tôi. Năm ấy Cốm bị U K bằng quả ổi ở gốc ngón chân áp út. Tôi dùng lá cái đắp vào khối u và cắt thuốc cho cậu ta uống. Hết 50 thang, khối u biến mất, song chân vẫn còn đau. Tôi bảo rằng, cháu còn đau dăm, sáu năm nữa vì mẩu xương ấy đã bị khối u ăn ṃòn, cần phải có thời gian phục hồi. Năm nay Cốm 50 tuổi, đã có cháu ngoại. Với hai cô em vợ, một cô bị u bối ở đốt sống lưng L5; cô kia khối u ở vai. Cả hai đều khỏi hẳn sau thời gian đắp lá và uống thuốc.
Quay lại trường hợp chữa khỏi bệnh ung thư tủy xương. Giả sử, bệnh nhân không gõ cửa bác sĩ Tây y, không nằm viện như ttrường hợp cậu Thiện, cậu Cốm, hai cô em bà Điệp…, ông có chữa được không?
Riêng với ung thư tủy xương, các bài thuốc của tôi không thể giải quyết vấn đề, nếu như đối tượng không được tiếp máu trong một thời gian nhất định.
Vậy, theo ông, giữa Đông y và Tây y, nền khoa học nào đóng vai trò quan trọng hơn trong lĩnh vực bảo vệ sức khỏe nhân loại?
Thật khó so sánh vai trò của Tây y và Đông y trong lĩnh vực bảo vệ sức khỏe nhân loại. Thứ nhất, bởi cả hai đều chưa hoàn chỉnh. Con người là cả vũ trụ thu nhỏ và cả hai mới chỉ khám phá được một phần rất nhỏ bí mật của cái “vũ trụ” thu nhỏ ấy. Được tiếng hiện đại hơn, song tối đa nền y học phương Tây cũng chỉ chiếm khoảng 50% kiến thức về con người của nhân loại. Thế mới hiển hiện thực tế:
- Có những sự cố Tây y giải quyết tốt hơn (thí dụ, phẫu thuật cắt ruột thừa bị viêm nhiễm) và ngược lại.
- Có những sự cố Đông y làm tốt hơn (như cảm nắng, cảm gió…). Thứ hai, có không ít loại bệnh nhất thiết phải kết hợp cả hai mới có thể đạt hiệu quả tối ưu. Bệnh của cô Viên là trường hợp điển hình Đông y nhất thiết phải có sự trợ giúp của Tây y (khâu xét nghiệm và tiếp máu); Trái lại, với các trường hợp di chứng sau tai biến não (liệt tứ chi, rối loạn thần kinh thực vật…) Tây y lại cần sự trợ giúp đắc lực của Đông y trong công đoạn phục hồi chức năng một số bộ phận quan trọng của cơ thể (bằng châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, uống thuốc Nam…).
- Có những sự cố Tây y giải quyết tốt hơn (thí dụ, phẫu thuật cắt ruột thừa bị viêm nhiễm) và ngược lại.
- Có những sự cố Đông y làm tốt hơn (như cảm nắng, cảm gió…). Thứ hai, có không ít loại bệnh nhất thiết phải kết hợp cả hai mới có thể đạt hiệu quả tối ưu. Bệnh của cô Viên là trường hợp điển hình Đông y nhất thiết phải có sự trợ giúp của Tây y (khâu xét nghiệm và tiếp máu); Trái lại, với các trường hợp di chứng sau tai biến não (liệt tứ chi, rối loạn thần kinh thực vật…) Tây y lại cần sự trợ giúp đắc lực của Đông y trong công đoạn phục hồi chức năng một số bộ phận quan trọng của cơ thể (bằng châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, uống thuốc Nam…).
Theo ông, chúng ta hoàn toàn có thể chiến thắng được hai bệnh nan y còn lại?
Còn tùy thuộc vào tình trạng rối loạn chuyển hóa cụ thể. Nếu trạng thái ấy đă vượt quá ngưỡng bình thường, thì không chỉ ung thư, mà ngay đến cảm nắng, sốt xuất huyết… cũng có thể gây tử vong.
Có nhiều người biết về phát hiện mới của ông về cơ chế sinh bệnh ung thư và kết quả điều trị bằng Đông y của ông?
Có, song cũng chỉ giới hạn trong phạm vi Hội nghị khoa học nhỏ. Cuối năm 1992, tại Đại học Dược Hà Nội, tôi đã trình bày lý luận đã được tổng kết từ thực tiễn công tŕnh nghiên cứu và điều trị bệnh ung thư bằng Đông y của mình. Trong các nhà khoa học có thâm niên nghiên cứu nhiều năm, tôi gặp lại thầy Trương Công Quyền và thầy Đặng Thanh Phúc. Cho dù không có ý kiến phản bác, song nhìn chung mọi người vẫn chưa thật tin tưởng. Giáo sư Trương Công Quyền bảo rằng, nghe anh nói cũng có lý, riêng cách chẩn đoán bằng bắt mạch, tôi thấy còn mù mờ lắm, nhưng tôi già rồi, các anh cứ chủ động nghiên cứu tiếp.
Tháng 11 năm 2004, tập thể ba nhà hóa học phương Tây (Aaron Ciachenovez, Avram Hershko người Ixraen và Ivwin A. Rose, người Mỹ) đăng quang giải thưởng Nobel Hóa học nhờ công trình nghiên cứu, trong đó họ đã lý giải được cơ chế phát sinh bệnh ung thư tương tự như lý luận của ông. Tiếc rằng, ít ai biết, có nhà khoa học Việt Nam đã đi trước họ hàng chục năm…
Có thể tôi đă đi trước họ về mặt lý luận và ứng dụng nó có kết quả trong điều trị một số nạn nhân của chứng bệnh nguy hiểm này. Còn trong lĩnh vực kỹ thuật cụ thể, nhờ có phương tiện máy móc hiện đại, họ đã “vạch mặt, chỉ tên” chính xác thủ phạm gây ra tai họa.
Xin cảm ơn ông.
Thay lời kết:
Tường thuật lại vài mẩu chuyện trên – như lời ông Đào Kim Long nhiều lần nhấn mạnh – những người trong cuộc không có mục đích nào khác ngoài mong muốn khẳng định một thực tế:
Trong điều trị không ít chứng bệnh nguy hiểm, tính hiệu quả của Đông y nói chung, Y học dân tộc cổ truyền Việt Nam nói riêng, không hề thua kém y học phương Tây. Đồng thời, sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân loại sẽ hiệu quả hơn, một khi đội ngũ thầy thuốc biết ứng dụng một cách sáng tạo các thành tựu khoa học hiện đại vào nền y học dân tộc cổ truyền của đất nước mình. Và quan trọng hơn, nhắn nhủ mọi người chớ vội bi quan…
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo