Chùa Huyền Không, núi Hằng Sơn, tỉnh Sơn Tây, là một ngôi chùa treo lơ lửng trên vách núi dựng đứng, không hề [xây] nền móng ngàn tấn, chỉ có một số cây gỗ để làm cột trụ chống đỡ. Ngôi chùa ước tính đã trải qua năm tháng bể dâu, hơn 1400 năm bị xâm hại bởi mưa gió, thiên tai, động đất ..v.v.., tuy nhiên Huyền Không Tự vẫn y nhiên nguy nga đứng sừng sững. (fotolia)
[Tin Tân Đường Nhân ngày 30 tháng 10 năm 2014] Từ xưa đến nay, người trên thế gian đều dùng các loại phương thức biểu đạt, phương pháp tu hành khác nhau để bày tỏ lòng kính trọng và ngưỡng mộ đối với chư Thần. Trong sự tiếp nối lịch sử văn minh mấy ngàn năm nay, tại các nơi trên thế giới đã lưu lại rất nhiều di tích thần bí và người đời sau lại một lần nữa được tận mắt chứng kiến những di tích cổ kỳ diệu này, cũng không thể không cảm nhớ lòng tín ngưỡng kiên trung của các bậc tiền nhân đối với Thần Phật.
“Phi các đan nhai thượng,
(Điện phòng đỏ phi trên vách núi )
bạch vân kỉ độ phong。”
(Mây trắng che phủ tới bao nhiêu )
“thận lâu nghi hải thượng,
(Lầu cao ảo ảnh tưởng chừng trên biển)
điểu đạo thiết vân trung。 ”
(Chim bay vạch lối trong tầng mây)
Chùa Huyền Không, núi Hằng Sơn, tỉnh Sơn Tây, là một ngôi chùa treo lơ lửng trên vách núi dựng đứng, không có [xây] nền móng ngàn tấn, chỉ có vài cây gỗ làm cột trụ chống đỡ. Ngôi chùa ước tính đã trải qua hơn 1400 năm bị xâm hại bởi mưa gió, thiên tai, động đất ..v.v.., tuy nhiên Huyền Không Tự vẫn y nhiên nguy nga đứng sừng sững. Chùa Huyền Không, tỉnh Sơn Tây, được xây vào cuối đời vương triều Bắc Ngụy, độ cao của toàn bộ ngôi chùa cách mặt đất khoảng 50m, là tòa kiến trúc kết cấu bằng gỗ được xây dựng sớm nhất trên vách núi dựng đứng hiện còn tồn tại trên thế giới, nổi danh là “Tự viện trên Không”. Tạp chí “Time” của Mỹ bầu chọn là một trong những 10 kiến trúc “Bí hiểm” nhất trên thế giới, làm cho Huyền Không Tự nổi tiếng khắp xa gần .
Nhìn từ xa chùa Huyền Không, giống một bức điêu khắc tinh xảo đặc sắc, được trạm khắc dài vạn thước giữa vách đá cao hiểm trở; khi nhìn gần, chùa Huyền Không với một tư thế như muốn bay lên thiên không. Toàn ngôi chùa gồm có 40 gian phòng điện đường, cảnh bên ngoài chùa đầy kinh hiểm, ly kỳ, tráng lệ, là kỳ tích của lịch sử kiến trúc
Chốn tu hành
Nghe nói Huyền Không tự được một vị hòa thượng triều đại Bắc Ngụy tên là Liễu Nhiên xây dựng nên. Hòa thượng Liễu Nhiên sống vào thời kỳ Bắc ngụy, khi đó chính là lúc Phật giáo được phát triển rực rỡ tại Trung Quốc. Vì Chùa Huyền Không được kiến tạo nên hoàn toàn không theo quy luật thiết kế xây dựng thông thường, do đó đối với người sống ở đó cũng là có yêu cầu, bởi vì người nhát gan vốn dĩ không dám trú ở Huyền Không tự.
Chùa Huyền Không có tổng cộng hơn 40 gian điện đường lầu gác. Đường đi nối giữa các gian điện thờ có một số là dùng cầu treo trên không vượt qua, một số là dùng lối đi kín đáo thông với nhau theo hành lang gấp khúc, có một số phải đi trên bậc đá trên vách núi mà lên, có một số là vượt vách xuyên cửa sổ vào phòng, lên xuống quanh co, trái phải luẩn quẩn, làm người ta khó lòng phân bịệt, giống như tiến vào mê cung. Lên xuống lầu gác thông với nhau bằng thang hình xoắn ốc, đi trên thang gỗ, người trước tựa như đạp trên đỉnh đầu người phía sau mà đi, ở giữa lầu gác trung tâm cùng với các gian phòng kế bên được dựng bằng cọc gỗ trong vách núi, một khi giẫm chân đi lên thì tiếng âm thanh cộng hưởng “ken két”, đung đưa, nhìn xuyên qua khe hở giữa các tấm ván còn có thể nhìn thấy khe núi sâu trăm trượng, khiến người ta kinh sợ.
Tuy nhiên đối với hòa thượng chuyên tâm tu hành mà nói, điều này không có gì là đáng sợ. “một mảnh gỗ như vậy có chắc chắn không?” “đạp chân trên những miếng gỗ bi gãy thì làm thế nào” “có bị gió thổi bay xuống không?” “một khi rớt xuống là mất mạng rồi” .v.v.. các loại tư tưởng, rất ít khi xuất hiện trong suy nghĩ của người tu hành. Đối với Hòa thượng mà nói, lòng kiên trung đối với Phật Pháp, khiến cho họ xem nhẹ sinh tử, cảm thấy “ Có Phật trong lòng mà tâm định lại ”.
“Huyền Không Tự” là nhân chứng cho “Chính tín” đối với Phật của người tu luyện – “hòa thượng”. Nếu như không có “Chính Tín” đối với Phật Pháp, thì không thể nào xây được một ngôi chùa đứng vững trên vách núi dựng đứng này.
Ngay cả khi người đời sau này đến du lịch, khi tự thân trải nghiệm ngôi chùa này, cũng không có cảm giác lung lay, ngược lại là cảm nhận thấy vững chắc trang nghiêm bất động như núi, huyền không mà thực tại, ở độ cao nguy hiểm mà an định.
Cảnh quan hùng vĩ trong Thiên hạ
Huyền Không tự ngôi chùa treo trên không với khí thế như muốn bay lên, đình đài lầu các san sát nối tiếp nhau từng tầng từ thấp lên cao, nằm trên vách núi bao phủ trong sương mây lúc ẩn lúc hiện (fotolia)
“Huyền Không Tự” tọa lạc tại nơi mà được mệnh danh là “Nhân Thiên Bắc Trụ: (Cột tru ở phương Bắc kết nối giữa người và trời), “Tuyệt tắc danh sơn” (Ngọn núi nổi tiếng to lớn với cửa ải hiểm yếu) — “Bắc Nhạc” Hằng Sơn, dưới chân núi là eo sông Kim Long nằm giữa rặng núi Thúy Bình Phong, là hai vách núi thẳng đứng được che phủ bởi màu xanh biếc. Núi Hằng sơn tọa lạc tại tỉnh Sơn Tây nằm cách phía nam huyện thành Hỗn Nguyên 6 km. Tương truyền, vào 4,000 năm trước, vua Thuấn Đế tuần du phương Bắc nhìn thấy khí thế hùng vĩ của ngọn núi, liền phong hiệu là “Bắc Nhạc” (ngọn núi to lớn ở phương bắc).
Độ cao của Thiên Phong lĩnh, ngọn núi chính của dãy núi Hằng sơn so với mặt nước biển là 2,017 m, cấp cho con người cảm giác đỉnh thiên lập địa (đội trời đạp đất). Dựng đứng song song giữa đỉnh núi Thiên Phong Lĩnh và rặng núi Thúy Bình Phong, là 1 tầng khe hở bị tách khai ra hai bên, bởi một dòng sông đục chảy dọc theo khe núi, xuất hiện vách núi dựng đứng với độ cao vạn thước được giấu kín ở hai bên khe núi, từ dưới khe núi ngước nhìn lên là một dải trời xanh, khu vực hẹp nhất khe núi thì không quá 10m, hình thành nên thắng địa tựa như Long môn (cửa rồng), nơi đây gọi là Kiếm Các – cửa ải vô cùng hiểm trở, là nơi mà các nhà Binh gia cổ đại phân định thắng thua. Eo sông Kim Long dài ước chừng 1,500m.
Sau khi tiến nhập vào khe núi, dòng chảy dọc theo eo sông càng lúc càng hẹp, vách đá càng lúc càng cao. Lại đi hướng vào trong, chỉ thấy dốc núi phía tây, đứng sừng sững ở nữa trên vách đá là 1 tầng lầu kiến trúc cổ, tiến lên trên là tiếp nối trong tầng mây, gần bên dưới là vực sâu, lầu đỏ ngói màu xám tro, giống như cung điện trên trời, đây chính là một trong 18 cảnh quan hiếm thấy nhất của núi Hằng sơn — Huyền Không Tự.
Huyền Không tự được xây tại khe núi Kim Long , nằm trên vách đá thẳng đứng của rặng núi Thúy Bình Phong, đối diện với Thiên Phong Lĩnh, ngọn núi chính của “Bắc Nhạc”. Trên bức vách vốn có 1 chỗ lõm sâu không quá 10m, dài hơn 40m, Huyền Không tự chính là được xây bên trong chỗ lõm này, cách đáy vực gần 100m. Người dân bản xứ truyền nhau câu ca dao, miêu tả rằng: “ Huyền Không tự, kết nối với trời cao, ba cột đuôi ngựa (hình dáng của cột trụ đỡ lầu gác) treo trong không trung.”
_(chú thích: Đuôi ngựa là để chỉ việc dựng cột gỗ màu đỏ tiếp nối lầu gác với đường núi, cho tới đá nham thạch. Những cột gỗ này được chia làm 3 nhóm phân biệt, được thiết lập ở 2 bên lầu gác và bên dưới đường núi. Câu ca dao này nghĩa là để nói, Huyền Không tự chính là nhờ vào 3 cột trụ gỗ này chống đỡ treo trên vách núi.)_
Huyền Không tự ngôi chùa treo trên không với khí thế như muốn bay lên, đình đài lầu các san sát nối tiếp nhau từng tầng từ thấp lên cao, nằm trên vách núi bao phủ trong sương mây lúc ẩn lúc hiện. Toàn bộ ngôi chùa đều là nằm trong động được tạc trên vách đá, đóng một loạt cây xà gỗ làm nền móng, sau đó bắt đầu từ trên vách tường mà xây thành phòng. Phía dưới chùa có mấy cột trụ bằng gỗ với kích thước dày chống đỡ, những xà gỗ và cột trụ này hỗ trợ cho nhau thành 1 chỉnh thể mang tải trọng lực (chịu được sức nặng), làm cho trùng trùng các điện đường “treo lơ lửng’ trên vách núi mà vẫn bình yên vô sự.
Triều đại nhà Đường, Khai Nguyên năm thứ 23 (năm 735), Lý Bạch sau khi đến Huyền Không tự du lãm, đã viết lên vách đá 2 chữ “ Tráng quan” (Quan cảnh hùng tráng). Trong《Nhật ký du Hằng Sơn》của Từ Hà Khách triều Minh viết rằng: ”Đi vào thì không chỉ lầu gác cao thấp, lan can uốn khúc. Đẽo trên vách núi thẳng đứng , là cảnh quan to lớn trong thiên hạ, mà tô điểm cho chùa, vừa là thắng cảnh còn có chức năng hữu dụng. Giống như kết cấu đá nham thach, nhưng lại không bị lệ thuộc vào đá nham thạch.
Tác phẩm tinh xảo trên không của họ Công Thâu
Tục ngữ nói: “ Lầu cao xây trên đất bằng”, nhưng Huyền Không tự làm ngược lại đạo lý này, đem ngôi chùa xây lơ lửng trên không, ở đây nhất định có đạo lý của Trời Đất.
Huyền Không tự cấu trúc tinh xảo, toàn bộ ngôi chùa được dựng nên bởi những cột gỗ và những xà gỗ chống đỡ. Dùng xà gỗ làm xà nhà gọi là “ Thiết Biển Đam” (đòn gánh bằng sắt), là dùng loại gỗ Thiết Sam đặc sản địa phương gia công thành hình xà gỗ, đóng sâu vào trong đá nham thạch. Nghe nói, cây xà gỗ tẩm qua Tùng dầu (1 loại dầu triết xuất từ cây Du đồng) có tác dụng phòng chống mục nát.
(Chú thích: Tùng dầu là loại dầu được lấy từ cây Euphorbiaceae, cây Du Đồng – loại gỗ chuyên dùng để đóng đàn, quả cây Du Đồng có dầu, ép lấy dầu dùng được. còn gọi là cây Vông 桐 )
Mỗi cột gỗ được dựng nên cũng công phu không hề có. Điểm đặt móng của những cột gỗ được dựng đứng này đều trải qua sự dày công tính toán, để bảo đảm rằng có thể chống đỡ toàn bộ ngôi chùa Huyền Không. Nghe nói, có cái cột trụ gỗ dùng để chịu sức nặng; có cái là dùng để cân bằng độ cao thấp của lầu gác; có cái cần có 1 trọng lượng nhất định đặt tăng thêm lên trên, mới có thể phát huy tác dụng chống đỡ, nếu như không có 1 vật nào, thì ngôi chùa ko có chỗ để mượn lực. Nguyên lý kỳ diệu này thì lý luận khoa học hiện đại rất khó mà tưởng tượng. Vì vậy từ xa mà nhìn người ta gọi chùa Huyền Không tự là “ba cột đuôi ngựa treo trên không trung”.
Nội thất kiến trúc bên trong chùa Huyền Không tự phong phú và sâu thẳm, Không gian bên trong chùa rất hạn chế, được dùng để xây 40 phòng điện thờ lớn nhỏ, phòng lớn nhất chỉ có 36,4 m2 (mét vuông), nhỏ nhất còn không đủ 5 m2 (mét vuông), cao thì hơn trượng, thấp thì vài thước, có cái đối mặt nhau khoảng cách khá xa, có cái cao thấp trên dưới đối lập nhau, trong đối xứng mà biến hóa, trong phân tán rải rác mà có liên hệ, vừa không chỉnh tề làm một, lại không bừa bộn vô trật tự.
Hơn 80 bức tượng Thần, tượng Phật bên trong chùa Huyền Không được làm bằng đồng, gang, đất sét, đá, gỗ Boehmeria v.v..; bởi vì các điện đường lớn nhỏ không đồng đều mà độ cao thấp cũng khác nhau, lại do chức vị của các bức tượng mà hình thái cũng khác nhau. Trong đó, Lôi điện, đền đất sét thờ tượng Phật Thích Ca Mâu Ni với thân hình đầy đặn, tỷ lệ vừa phải, khuôn mặt tròn trịa, vẻ mặt sống động như thật, là vật phẩm trân quý của toàn bộ ngôi chùa. Điện Tam Phật, thờ tượng Bồ Tát Vi Đà (phạn ngữ : Skanda, còn gọi là Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát) đúc bằng sắt, thân hình mạnh mẽ, thần thái uy vũ, áo mũ trau truốt tinh tế, bức tượng đúc là một kiệt tác nghệ thuât; mà ở phía trên cầu treo và giữa vách núi, là ba bức tượng Phật được khắc trên vách đá, dáng vẻ tươi cười hiền từ, phong thái uy nghiêm, đây có thể được gọi là một kỹ nghệ tinh xảo bậc nhất.
Ngàn năm phong sương mà trường tồn bất diệt
Huyền Không tự tuy có hơn 1400 – 1500 năm lịch sử, nhưng ngôi chùa đã trải qua năm tháng phong sương vẫn không bị tiêu mòn, nhiều lần chịu các đợt địa chấn vẫn không bị thiệt hại gì.
Huyền Không tự lựa chọn 1 vị trí kỳ diệu, nằm trong một lưu vực nhỏ tại đáy vực sâu hẻm núi, toàn bộ ngôi chùa treo lơ lửng giữa vách đá, từ trên cao mà nhìn bộ phận đỉnh đá nham thạch rất giống như một chiếc ô, giúp cho ngôi chùa cổ tránh khỏi mưa gió xói mòn, lại có thể tránh khỏi đá nham thạch rơi xuống làm hư hại cấu trúc của đền thờ.
Huyền Không tự nằm tại vị trí khe núi chật hẹp, thời gian để mặt trời chiếu sáng vào chùa một năm chỉ có 3 tháng, mỗi ngày bình quân không đến 2 tiếng đồng hồ, lại làm cho ngôi chùa ít chịu sự ăn mòn của cháy nắng. Một năm với bốn mùa thay đổi không ngừng, khí hậu khô khan, cấu trúc kết cấu của chất liệu gỗ, không bị sâu mọt, lại không bị mục nát; ngôi chùa trên cao có núi, ở dưới với eo sông Hiệp cốc dài hơn 90m, dù cho là nước lũ tràn lên cũng không làm ngập ngôi chùa.
Trong ghi chép lịch sử của huyện Hỗn Nguyên từng có nhiều lần bị động đất, 50 năm gần đây nhất là phát sinh 3 lần động đất khoảng chừng trên dưới cấp 6. Gần đây hai lần địa chấn phát sinh là cấp 6,1 vào năm 1989 và cấp 5,6 vào năm 1992, chùa Huyền Không tự khi đó vẫn không chịu bất kỳ tổn thất nào. Mà nội bộ bên trong huyện Hỗn Nguyên có hơn vạn ngôi nhà bị phá hủy.
Có thể thấy rằng chùa Huyền Không là một nơi gió thổi không đến, mưa xối không vào, nắng cháy không được, đá vỡ không tới, nước ngập không qua, nhận được sự bảo hộ tu hành của Thần linh ở nơi sở tại, giúp cho ngôi chùa trải qua ngàn năm phong sương mà vẫn trường tồn bất diệt, kinh qua muôn người leo trèo mà không bị hủy.
Biên Tập : Lâm Nghiên.
Theo Vietdaikynguyen.comom