ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Liệu Các Vật Thể Vô Tri Vô Giác Có Suy Nghĩ và Cảm Xúc ?
Monday, August 11, 2014 22:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


inanimate-objects2

Ghế, đá, phân tử và vô số các vật thể khác có ý thức? (Thinkstock)

 

Vũ Trụ chứa đầy những điều bí ẩn và thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Bạn là người quyết định!

Các nhà khoa học và triết học từ lâu đã tranh luận về việc liệu các động vật và thực vật có ý thức hay không, nếu có thì ở mức độ nào. Một số nhà triết học thậm chí còn nghi vấn về nhận thức của tất cả mọi thứ trừ tâm trí của bản thân, và không chắc rằng những người khác cũng có ý thức. Tất cả các câu hỏi này liên quan đến những thực thể mà chúng ta gọi là “sống” hay “hữu cơ”.

Vậy còn các vật thể vô tri vô giác, chúng có tri giác không? Câu hỏi này thoạt nghe có vẻ điên rồ, nhưng một số nhà khoa học hiện đại (chưa kể các nhà tư tưởng nổi bật trong lịch sử như Plato) cho rằng điều này là có thể.

Henry P.Stapp, một nhà vật lý lý thuyết tại Đại học California – Berkeley, người từng làm việc với một số người sáng lập ra cơ học lượng tử, đã viết trong một bài báo về sự tương tác giữa ý thức và vật chất: “Nếu cho rằng máy điều hòa điều chỉnh nhiệt độ trong nhà bạn có ý thức một cách mơ hồ về những gì nó đang làm, thì ý tưởng này chắc chắn đi ngược lại với ‘tư duy thông thường’ “. Tuy nhiên, ông cho biết, tư tưởng của Toàn Tâm luận (panpsychism) trong đó cho rằng mọi thứ đều có ý thức, rất đáng để xem xét trong mối liên hệ với lý thuyết cơ học lượng tử.

Ông cho rằng, trong cơ học lượng tử, mối liên kết giữa ý thức và vật chất là một nội dung trọng tâm đến mức sẽ là “không bình thường và ngược đời khi xem xét khả năng tồn tại của các trường hợp mà không có đặc điểm tinh thần – vật chất”. Hành vi quan sát, một hành động có ý thức của con người, đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến thực thể vật lý của kết quả thí nghiệm.

Tuy nhiên, Stapp cũng bỏ ngỏ các trường hợp trong lý thuyết của ông đối với các sự kiện vật lý thuần túy, các sự kiện không có gì liên quan tới ý thức. Nhà khoa học nhận thức kiêm triết gia David Chalmers thì có một nhận định xa hơn.

Ông nói rằng, có khả năng ý thức là một khối bản nguyên cơ bản của vật lý, và do đó nó tồn tại trong tất cả mọi thứ, từ con người đến các lượng tử.

Chalmers là một giáo sư triết học và là người đứng đầu lĩnh vực nghiên cứu ý thức tại Đại học Quốc gia Australia và Đại học New York. Trong một bài phát biểu tại TED Talk vào đầu năm nay, ông đã nói rằng khoa học hiện đang bế tắc trong việc nghiên cứu về ý thức, và “có lẽ cần những ý tưởng cấp tiến” để có được sự tiến triển. “Tôi nghĩ rằng có lẽ chúng ta cần một vài ý tưởng mà thoạt nghe có vẻ điên rồ”.

Một trong những tư tưởng như vậy là Toàn Tâm luận.

Thừa nhận ý tưởng này có vẻ “lập dị”, ông lưu ý rằng: “Mặc dù ý tưởng này có vẻ khác thường đối với chúng ta, nhưng đối với những người từ các nền văn hóa khác nhau mà ở đó tâm trí con người được nhìn nhận là gắn liền với tự nhiên, thì tư tưởng này ít khác thường hơn nhiều”.

Trong quá khứ, vật lý phải kết hợp chặt chẽ với các khối bản nguyên cơ bản được khám phá khi đó, chẳng hạn như trường điện từ – trường điện từ không thể giải thích được bằng các nguyên tắc cơ bản hơn. Ông tự hỏi, liệu ý thức có phải là một khối bản nguyên như vậy không?

Ông nói: “Vật lý là có tính trừu tượng. Nó mô tả cấu trúc thực tế bằng một loạt các phương trình, nhưng nó không cho chúng ta biết thực tế đó là gì”. Ông trích dẫn một câu hỏi đặt ra bởi Stephen Hawking: “Điều gì khiến phương trình có ý nghĩa?”

Chalmers cho rằng, có khả năng ý thức đã làm cho phương trình có ý nghĩa. Các phương trình vật lý vẫn như vậy, nhưng chúng ta coi chúng như phương tiện để mô tả sự biến chuyển của ý thức.

Ông cũng khẳng định: “Ý thức không nằm ngoài thế giới vật chất như một loại phụ tùng, nó nằm ngay tại trung tâm của thế giới vật chất”.

Chalmers cho rằng, các lượng tử không có cùng một loại ý thức với con người, nhưng chúng có thể có một loại ý thức nguyên thủy.

Những quan điểm tương tự về các mức độ khác nhau của ý thức đã được tìm thấy trong Kinh cổ Ấn Độ và tư tưởng của nhà triết học thế kỷ 17 người Đức mang tên Gottfried Wilhelm Leibniz. Họ cho rằng, các vật thể vô cơ là thuộc trạng thái gần như ngủ; động vật có ý thức nhưng có lẽ thuộc trạng thái giống như mơ; con người nhận thức được rằng họ có ý thức, họ tỉnh táo hơn so với động vật.

Trong một số quan niệm truyền thống của người Mỹ bản địa, đá được xem là có ý thức và một tảng đá thậm chí có thể được gọi là “ông đá”. Ví dụ, những tảng đá này ý thức được rằng chúng được chuyển từ nơi này đến nơi khác. Trong quan niệm tâm linh của phương Đông, một linh hồn không chỉ có thể tái sinh vào con người, mà còn vào cả thực vật, động vật, thậm chí là những vật chất như đá.

Các nhà triết học nổi tiếng tán thành một số hình thức của Toàn Tâm luận gồm có Plato, Baruch Spinoza, Arthur Schopenhauer và Bertrand Russell.

Russell đã viết trong cuốn “Triết học Đại cương” (1927) rằng: “Cảm nhận riêng của tôi là không có sự phân biệt rạch ròi, nhưng có sự khác biệt về mức độ giữa ý thức và vật chất; một con hàu ít có ý thức hơn một con người, nhưng không phải là hoàn toàn không có ý thức”. Ông cho rằng, bộ nhớ là một khía cạnh quan trọng của ý thức và các vật thể vô tri vô giác cũng có một loại bộ nhớ: “Xét đến bộ nhớ này, chúng ta không thể tuyệt đối phân tách tư tưởng và vật chất… Vật chất vô tri vô giác, ở mức độ nhẹ, thể hiện hành vi tương tự”.

Stapp cũng bày tỏ quan điểm rằng: “Ranh giới giữa sự sống và phi sự sống có lẽ không hoàn toàn rõ ràng”.

Về sau, Cleve Backster- người đã tiến hành những thí nghiệm vào những năm 1960 củng cố quan điểm cho rằng cây cối có ý thức, cũng đã chứng tỏ rằng trứng và sữa chua có phản ứng với các mối đe dọa. Backster là một chuyên gia trong lĩnh vực kiểm tra nói dối. Một số kết quả thí nghiệm của ông được giải thích bởi Lynne McTaggart trong cuốn sách “Các thí nghiệm về ý định” như sau: “Các vi khuẩn sống trong sữa chua đã có phản ứng trước cái chết của các loại vi khuẩn khác, và sữa chua thậm chí cho thấy có mong muốn được “tiếp tế” thêm các vi khuẩn có lợi. Các quả trứng thì có phản ứng báo động và sau đó là cam chịu khi một quả trong số chúng bị bỏ vào nước sôi”.

Bà giải thích rằng: “Backster thậm chí đã chứng minh rằng chất lỏng trong cơ thể cũng có phản ứng thể hiện trạng thái cảm xúc của chủ nhân”.

Chalmers kêu gọi tiến hành một nghiên cứu về ý thức con người, trong đó tìm hiểu sâu hơn việc kiểm tra mối tương quan giữa các bộ phận của bộ não và những trải nghiệm về ý thức. Ông cho rằng: “Đây là vấn đề khoa học về mối tương quan, không phải là vấn đề khoa học giải thích… Chúng ta biết rằng một số khu vực não đi kèm với một số loại trải nghiệm ý thức nhất định, nhưng chúng ta không biết tại sao lại như vậy”. Các nghiên cứu vượt ra ngoài bộ não có lẽ sẽ phát hiện những khía cạnh đáng ngạc nhiên của ý thức.

 

 

 

Theo Vietdaikynguyen.com

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.