ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tên lửa diệt hạm Thụy Điển: Ác mộng trên đại dương
Friday, May 2, 2014 18:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Những năm trở lại đây, ngành công nghiệp vũ khí của Thụy Điển đã khiến tất cả thế giới phải khâm phục khi sở hữu hoàn toàn công nghệ sản xuất những loại vũ khí hiện đại hàng đầu thế giới. Nổi bật trong đó, phải kể đến là tổ hợp tên lửa chống tàu RBS15 Mk3.

“Siêu” tàng hình và xuyên thủng hệ thống bảo vệ của chiến hạm hiện đại

Tổ hợp tên lửa chống tàu RBS15 Mk3 được quân đội Thụy Điển giao cho do Công ty Saab Bofors Dynamics nghiên cứu và chế tạo. Sau một thời gian dài làm việc không mệt mỏi, các chuyên gia và kỹ sư đầu ngành trong lĩnh vực tên lửa của tập đoàn này đã cho ra đời phiên bản tên lửa chống tàu RBS15 Mk2. Các chuyên gia đánh giá, RBS15 Mk2 là một trong những dòng tên lửa diệt hạm hiện đại nhất hiện nay trên thế giới.

Tổ hợp tên lửa được xây dựng với khả năng tiêu diệt được đa dạng các loại chiến hạm, tốc độ cơ động cao của đối phương. Tổ hợp tên lửa RBS15 Mk3 được phát triển trên nền tảng kỹ thuật của tổ hợp tên lửa RBS15 Mk2. RBS15 Mk3 kế thừa một số thành phần và tính năng của RBS15 Mk2. Tuy nhiên, dòng tên lửa này có cự ly bắn xa hơn, khả năng nhận biết mục tiêu chính xác và được dẫn hướng tinh vi, đặc biệt là được trang bị công nghệ tàng hình.

Về mặt kích thước, tên lửa RBS15 Mk3 không khác nhiều so với các tên lửa chống hạm hiện nay trên thế giới. Nó có tổng chiều dài 4, 3 mét, đường kính thân 0, 5m. Tổng trọng lượng 630kg. Đáng chú ý là nhờ được ứng dụng công nghệ hiện đại nên tên lửa này có thể dễ dàng qua mặt được các hệ thống bắn chặn tên lửa của đối phương.

Cụ thể là để giảm diện tích phản xạ hiệu dụng (tham số dùng để đánh giá khả năng phát hiện của các hệ thống radar) của sóng vô tuyến, nhà sản xuất đã trang bị cho lớp vỏ của tên lửa một loại vật liệu có khả năng hấp thụ sóng radar. Ngoài ra tên lửa RBS15 Mk3 được thiết kế theo sơ đồ khí động học khá độc đáo giúp tên lửa có những quỹ đạo bay phức tạp, không theo một quỹ đạo cụ thể.

Tên lửa diệt hạm Thụy Điển: Ác mộng trên đại dương - Ảnh 1

Hình ảnh tên lửa RBS15 Mk2 trong một cuộc thử nghiệm.

Thiết bị trên khoang của tên lửa RBS15 Mk3 gồm hệ thống điều khiển quán tính, hệ thống lái tự động số hoá mới, thiết bị đo độ cao thích ứng, máy tính cá nhân và đầu tự dẫn. Khi bay ở tầm quỹ đạo thấp, hệ thống quán tính và thiết bị đo độ cao sẽ đảm nhiệm việc dẫn đường cho tên lửa, bảo đảm dẫn đường cho tên lửa đến mục tiêu.

Hệ thống điều khiển cho phép tên lửa tiến hành tìm kiếm và tấn công mục tiêu theo phương thẳng đứng và nằm ngang, tính năng này sẽ làm cho các chiến hạm của đối phương bị động trong việc phòng tránh. Đầu tự dẫn vô tuyến có độ phân ly rất cao cho phép phân biệt chính xác các mục tiêu trên biển. Việc sử dụng đầu tự dẫn tinh vi đã nâng cao khả năng chống nhiễu và xác suất tiêu diệt mục tiêu trong các điều kiện thời tiết cũng như trong môi trường nhiễu điện tử mạnh do đối phương gây ra.

Ngoài ra, tổ hợp tên lửa RBS15 Mk3 cũng được trang bị hệ thống tự động điều khiển bắn MEPS (Missile Engagement Planning System) có nhiệm vụ xử lý các dữ liệu từ các nguồn chỉ thị mục tiêu khác nhau, lập kế hoạch tiêu diệt hoả lực, chuẩn bị và phóng tên lửa. Hệ thống này có thể làm việc trong bốn chế độ cơ bản (tác chiến, luyện tập, kiểm tra tên lửa thường xuyên, mô phỏng tình hình chiến thuật).

Hệ thống MEPS còn cho phép tính toán số lượng tên lửa cần thiết để bắn loạt, quỹ đạo bay của mỗi tên lửa. Tất cả các tính năng này giúp tên lửa RBS15 Mk3 tăng độ an toàn khi phải đối mặt với hệ thống phòng thủ tên lửa trên các chiến hạm của đối phương.

Ngày nay các chiến hạm của lực lượng hải quân các nước được trang bị rất nhiều hệ thống radar cảnh báo tên lửa từ tầm xa hiện đại và các tên lửa đánh chặn tinh vi nên yêu cầu đầu tiên đối với các loại tên lửa diệt hạm hiện nay chính là phải đảm bảo được khả năng tàng hình cũng như khả năng bay làm sao để có thể xuyên thủng được hệ thống bảo vệ chiến hạm hiện đại.

Cơn ác mộng của bất kỳ tàu chiến nào trên thế giới

Trong công nghệ chế tạo tên lửa thì động cơ là một trong những bộ phận quan trọng nhất. Thực tế là trên thế giới có rất nhiều nước có thể sản xuất được các bộ phận khác của tên lửa, nhưng về phần động cơ thì không có nhiều nước có thể làm chủ hoàn toàn công nghệ chế tạo này được. Có thể nói, động cơ chính là chìa khóa để mở ra công nghệ chế tạo hoàn chỉnh tên lửa. Thụy Điển là nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới và có một nền tảng khoa học kỹ thuật hiện đại.

Chính vì thế đến nay, ngành công nghiệp vũ khí của nước này đã chế tạo thành công động cơ để trang bị cho tên lửa RBS15 Mk3. Theo một số nguồn tin, động cơ của RBS15 Mk3 là một loại động cơ tuabin phản lực Microturbo TRI 60-2 và hai máy gia tốc phóng nhiên liệu rắn. Tính năng của hệ thống độc lực này đã không phụ lòng của các chuyên gia và kỹ sư hàng đầu của Thụy Điển, động cơ giúp tên lửa RBS15 Mk3 đạt vận tốc siêu thanh và phạm vi tấn công mục tiêu lên đến 200km.

Các quan chức quân đội Thụy Điển tiết lộ, nhà sản xuất đang tập trung nghiên cứu để nâng cấp tiếp phiên bản RBS15 Mk3 để tạo ra một biến thể có tầm bắn gấp đôi (400km) nhằm giúp lực lượng hải quân Thụy Điển chiếm được ưu thế hơn với đối thủ.

Đầu đạn của tên lửa có khối lượng 200kg, cùng với vận tốc lớn nên đầu đạn tên lửa RBS15 Mk3 có sức công phá rất uy lực, đủ sức đánh chìm được rất nhiều loại chiến hạm hạng nặng hiện nay trên thế giới, thậm chí nếu tấn công vào đúng vị trí giữa thì tàu sân bay cũng bị tiêu diệt. Các chuyên gia vũ khí đánh giá, tên lửa RBS15 Mk3 với những khả năng ưu việt như vậy thì thật sự là cơn ác mộng đối với tàu chiến của bất kỳ lực lượng hải quân nước nào trên thế giới khi phải đối đầu với tên lửa RBS15 Mk3.

Vào năm 2007, Hải quân Thụy Điển đã đánh dấu một năm đầy thành công khi trong năm này họ đã hoàn tất các cuộc thử nghiệm đối với tên lửa RBS15 Mk3. Hiện nay tên lửa RBS15 Mk3 đã đưa vào sản xuất hàng loạt và trang bị cho lực lượng quân đội Thụy Điển.

Ngoài ra, Đức cũng đã ký hợp đồng trị giá gần 170 triệu USD với Thụy Điển để mua tên lửa loại nàyớ cung cấp cho Hải Quân. Số lượng tên lửa và giá cả cụ thể của chúng hiện vẫn không được tiết lộ, chỉ biết rằng từ năm nay đến năm 2016, Thụy Điển sẽ cung cấp đầy đủ số lượng trong bản hợp đồng này.

Tiến Phương (Theo Topwar, Newtopweapons)

Video xem thêm: Hệ thống phòng không ZSU-23-4 Việt Nam tác chiến

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.