Có chiều cao “chọc trời”, kiến trúc đẹp, những tòa nhà dưới đây thường được nghĩ tới khi người ta nhắc đến vùng đất nơi các công trình “khủng” này được xây dựng.
Tòa nhà The Shard
Tòa nhà The Shard – biểu tượng tòa nhà chọc trời mới của nước Anh. Tòa nhà cao 310 mét, giành vị trí tòa nhà cao nhất Tây Âu và trở thành biểu tượng của thành phố London hiện đại.
Kiến trúc sư lừng danh người Ý Renzo Piano thiết kế tòa nhà này. Ông cũng là kiến trúc sư của một số công trình kiến trúc nổi tiếng trên thế giới như bảo tàng đương đại Pompidou ở Paris hay nhà hát Scarabeo ở Rome… The Shard được khánh thành năm 2000.
Shard được thiết kế bằng nhiều tấm kính với các góc khác nhau, dẫn đến sự thay đổi về mô hình ánh sáng phản xạ. Mặt tiền của nó khá thông thoáng, giảm được năng lượng mặt trời, nhưng vẫn sử dụng tối đa hóa lượng ánh sáng
Gherkin
30 St Mary Axe hay Gherkin là một tòa nhà chọc trời nằm trong khu tài chính chính của London, được hoàn thành vào tháng 12 năm 2003. Tòa nhà cao 180m gồm 40 tầng. Quá trình xây dựng tòa nhà tượng trưng cho sự khởi đầu của cuộc bùng nổ cao ốc xây dựng ở London. Cái tên Gherkin (dưa chuột) đề cập đến cách xây dựng khác lạ của tòa nhà, nó sử dụng các phương pháp tiết kiệm năng lượng giúp lượng điện năng tiêu thụ của tòa nhà chỉ bằng một nữa so với các tòa nhà cùng kích cỡ khác. Chủ sử dụng chính của tòa nhà Swiss Re, công ty tái bảo hiểm toàn cầu.
Ngân hàng Trung Hoa
Ngân hàng Trung Hoa là một trong những tòa nhà chọc trời dễ nhận biết nhất ở Hong Kong. Cao 305m, nó là tòa nhà cao nhất Hong Kong và châu Á trong giai đoạn 1989-1992. Các hình thức cấu trúc áp dụng trong thiết kế của tòa nhà này giống như một búp măng ngày càng vươn cao, tượng trưng cho đời sống sung túc và thịnh vượng. Tòa nhà đã bị chỉ trích bởi một số người vì những cạnh sắc và biểu tượng chữ ‘X’, được xem là một biểu tượng tiêu cực xuất hiện quá nhiều trong thiết kế ban đầu của tòa nhà. Một đài quan sát nhỏ trên tầng 43 của tòa nhà được mở cửa cho công chúng tham quan.
Toà nhà DC Tower
Toà nhà DC Tower 1 tại Vienna, Áo, được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Dominique Perrault đứng vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng năm nay.
Tòa nhà thân thiện với môi trường này có lắp đặt hệ thống tắm và nhà vệ sinh tiết kiệm nước, hoạt động bằng nguồn năng lượng xanh.
Mặt tiền của tòa nhà được làm hoàn toàn bằng kính để dễ dàng sử dụng ánh sáng tự nhiên vào ban ngày thay vì hệ thống ánh sáng nhân tạo.
Tháp Sears
Tháp Sears là một tòa nhà chọc trời ở Chicago cao 443m. Tại thời điểm hoàn thành vào năm 1973 đó là tòa nhà cao nhất thế giới, vượt qua tòa tháp WTC ở New York. Đài quan sát nằm ở tầng 103 của tòa tháp và là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Chicago. Du khách có thể trải nghiệm cảm giác “lắc lư” trong một ngày nhiều gió là như thế nào. Từ trên tháp du khách có thể nhìn thấy vùng đồng bằng Illinois ở phía xa và hồ Michigan vào một ngày đẹp trời. Đi thang máy sẽ mất khoảng 60 giây để đi đến đỉnh. Sears Tower được đổi tên thành Tháp Willis vào ngày 16/07/2009.
Trung tâm Tài chính Thế giới Thượng Hải
Tọa lạc tại Pudong, Thượng Hải, Trung tâm Tài chính Thế giới Thượng Hải là một tòa nhà phức hợp gồm có văn phòng, phòng hội nghị, đài quan sát, trung tâm mua sắm và khách sạn Park Hyatt Shanghai có 174 phòng và dãy phòng. Năm 2007, tòa nhà có độ cao 492m này đã trở thành công trình cao nhất ở Trung Quốc, bao gồm cả Hong Kong. Điểm đặc biệt nhất trong thiết kế của tòa nhà là cái lỗ ở trên đỉnh tháp, thiết kế này ban đầu đã nhận được nhiều phản đối từ một số người vì họ cho rằng nó quá giống với hình ảnh mặt trời mọc trên cờ Nhật Bản. Một thiết kế khác đã được áp dụng là thay thế lỗ hình tròn bằng một lỗ hình thang, nhưng sau đó theo một số người thì tòa nhà trông như một cái đồ mở nắp chai khổng lồ.
Taipei 101
Taipei 101 cao 508m ở Đài Bắc là tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới tính đến năm 2007, nó được vượt qua cả chiều cao của tòa nhà Burj Dubai. Taipei 101 được thiết kế có thể chịu được gió bão và động đất hay xảy ra tại Đài Bắc và Đài Loan. Con số 101 tầng của tòa nhà là để kỷ niệm một mốc thời gian mới, một thế kỷ mới đã đến khi tháp được xây dựng (100+1) và để chào mừng năm mới (1/1 = 1-01). Tòa nhà có 8 phân đoạn sau mỗi 8 tầng vì theo như nền văn hóa Trung Quốc, số 8 tượng trưng sự tài lộc, thịnh vượng và may mắn.
Cao ốc Chrysler
Cao ốc Chrysler là một tòa nhà chọc trời mang phong cách Art Deco ở thành phố New York, nằm ở phía Đông thành phố Manhattan. Cao 319m, nó là tòa nhà cao nhất thế giới trong 11 tháng trước khi bị vượt qua bởi tòa nhà Empire State vào năm 1931. Tại thời điểm xây dựng, tại New York xảy ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt trong việc xây dựng những tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới. Mặc dù được xây dựng ở một tốc độ điên cuồng (tòa nhà được xây dựng ở mức trung bình 4 tầng mỗi tuần) nhưng đã không xảy ra bất cứ sự cố nào trong quá trình thi công. Tòa nhà Chrysler là một ví dụ điển hình của kiến trúc Art Deco và được nhiều người kiến trúc sư đương đại đánh giá là một trong những tòa nhà tốt nhất ở thành phố New York.
Burj Dubai
Cấu trúc cao nhất thế giới này vẫn đang phát triển cao hơn mỗi ngày, Burj Dubai là một biểu tượng ở Dubai mà bạn không thể bỏ qua. Sau khi hoàn thành vào cuối năm 2012 nó sẽ cao ở mức 818m. Khách sạn Armani chiếm hơn 37 tầng, từ tầng 45 đến 108 sẽ có 700 căn hộ. Hồ bơi ngoài trời sẽ được đặt trên tầng thứ 78 của tòa tháp. Văn phòng các công ty sẽ nằm ở các tầng còn lại ngoại trừ một sảnh ở tầng 123 và đài quan sát ở tầng 124.
Tháp đôi Petronas
Tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur là tòa nhà cao nhất thế giới trước khi bị Tapei 101 vượt qua vào năm 2004. Tuy nhiên, tòa tháp vẫn là một trong những tòa nhà cao nhất thế giới. Hai tòa tháp cao 88 tầng được xây dựng chủ yếu bằng bê tông cốt thép, với thép và lớp kính mặt tiền được thiết kế trông giống như các họa tiết thường thấy trong nghệ thuật Hồi giáo, một sự phản ánh của Hồi giáo ở Malaysia. Hai tòa tháp được kết nối bằng một cây cầu trên không nằm ở tầng 41 và 42. Chiếc cầu cũng chính là nơi thoát hiểm, dùng trong các trường hợp hỏa hoạn hoặc sự cố khẩn cấp xảy ra ở một bên tháp.
Burj Al Arab
Burj Al Arab cao 321m là tòa nhà cao thứ hai trên thế giới được sử dụng độc quyền làm khách sạn. Tuy nhiên , khách sạn Ryugyong tại Bình Nhưỡng CHDCND Triều Tiên (chưa hoàn thành trong hơn 20 năm) cao hơn Burj Al Arab 9m và tháp Rose cũng tại Dubai, cao 333m đã trở thành khách sạn cao nhất thế giới. Một trong những nhà hàng của Burj Al Arab nằm ở độ cao 200m trên Vịnh Ba Tư cung cấp cho du khách một tầm nhìn ngoạn mục ra thành phố Dubai. Burj Al Arab được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo và được kết nối với đất liền bằng một cây cầu riêng. Nó là một tòa tháp mang tính biểu tượng, được thiết kế tượng trưng cho sự phát triển đô thị của Dubai với hình dáng mô phỏng những cánh buồm.
Tòa nhà Empire State
Mặc dù không còn là tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới nhưng Empire State vẫn là một trong những tòa nhà nổi tiếng nhất và là điểm đặc trưng trong nhiều bộ phim, trong đó có cả bộ phim cổ điển King Kong.
Trong hơn 40 năm nó là tòa nhà cao nhất thế giới cho đến khi bị đánh bại bởi tòa nhà WTC vào năm 1972. Tòa nhà hoạt động vào năm 1931 đúng với thời điểm diễn ra cuộc đại suy thoái dẫn đến nhiều không gian văn phòng không có khách thuê cho đến tận năm 1950 nó mới bắt đầu thu được lợi nhuận. Tòa nhà Empire State là một trong những đài quan sát ngoài trời phổ biến nhất trên thế giới cung cấp cho du khách một tầm nhìn 360 độ toàn cảnh của thành phố New York.
PV (Tổng hợp)
Xem thêm video: Học giả Hàn nhận định về tình hình Biển Đông
2014-05-22 18:41:00
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/12-toa-nha-cao-nhat-the-gioi-a133540.html