(Fotolia)
Khi thế giới cổ tích diệu kỳ dần dần bị những phiền não của tuổi trưởng thành thay thế, thì một câu chuyện cổ tích cho người trưởng thành “Đứa trẻ bị đánh cắp” được viết ra, nói về những bối cảnh thương cảm, và mở ra một thế giới ôn hòa.
Cuốn tiểu thuyết bán chạy trên toàn thế giới “Đứa trẻ bị đánh cắp” giới thiệu, hơn một trăm năm trước, nhà thơ Diệp Chi sáng tác một bài thơ ngắn “Đứa trẻ bị đánh cắp”, Tiên Linh đưa những đứa trẻ rời xa cuộc sống ồn ào đến một ngọn núi cao rừng rậm, dạy bọn nhỏ ăn hoa quả tự nhiên, dạy bọn nhỏ nhảy múa những điệu múa cổ xưa, khiến những đứa trẻ hoàn toàn quên đi phiền não của nhân loại.
Trong truyền thuyết của Châu Âu, có lưu truyền một câu chuyện cổ tích về Hoán Sinh Linh, là một loại Tinh Linh chuyên tráo đổi những đứa trẻ loài người, đem mình biến thành bộ dạng của đứa trẻ, thay thế thân phận của đứa trẻ trong gia đình.
Shakespeare trong có đề cập qua câu chuyện về Hoán Sinh Linh. Những Sinh Linh này dù có được hình dạng của đứa trẻ loài người, có được sinh mệnh không già, nhưng tâm sẽ theo dòng thời gian trôi qua, dần dần già yếu.
Câu chuyện “Đứa trẻ bị đánh cắp” kể về đứa trẻ 7 tuổi tên Henry, bị Hoán Sinh Linh bắt cóc, bị buộc phải trao đổi một cuộc sống mới. Henry trốn nhà đi, trốn vào một hốc cây trong rừng rậm, vì vậy một đêm nọ, bị Tiên Linh trong rừng tước đoạt tất cả, không cách nào trở lại thế giới loài người. Theo thời gian trôi qua, Henry đã học được cuộc sống trong rừng rậm, cùng Tiên Linh ca hát dưới trời sao, ngủ say trong màn tuyết, cảm nhận được rất nhiều niềm vui và ôn hòa. Trải qua một trận lửa cháy, Henry giống như dục hỏa trùng sinh, chia tay thế giới Tiên Linh. Dù cậu bé không thể trở lại nhân loại, nhưng tâm luôn chứa thấu hiểu và khoan dung, nên thản nhiên tiếp nhận sự thật.
Mà Tiên Linh giả trang Henry, trong quá trình trưởng thành lại lo lắng cố gắng che giấu thân phận của mình, nhưng không cách nào che giấu thiên phú đàn piano tựa như thần đồng của mình, càng không cách nào ngăn cản những hồi ức và cảm xúc trong tâm hồn hằn sâu trong trí nhớ. Sau khi Hoán Sinh Linh đi vào cuộc sống của con người, thông qua ấn tượng trong trí nhớ, tìm một thần đồng piano ở nước Đức, cuối cùng bỗng nhiên phát hiện: Thì ra người đó cũng chính là mình tại hơn một trăm năm về trước. Trải qua rất nhiều ngăn trở, Hoán Sinh Linh cuối cùng lấy một tia dũng khí hướng người thân thẳng thắn nhận tội, cáo biệt thân phận giả trang, quay trở lại con người thật của mình.
Đối mặt với những phiền não và ưu thương của cuộc sống, khi tìm kiếm ý nghĩa của sinh mệnh, tìm về con người thật của mình, Henry và Hoán Sinh Linh đã gặp những gian nan và ngăn trở khác nhau; Henry cần có đủ dũng khí, thích nghi với hoàn cảnh sống khắc nghiệt. Trong thế giới Tiên Linh dài đằng đẵng, Henry dần quên mất ngôn ngữ nhân loại, đối mặt với dòng sông thời gian và sự phai mờ của ký ức, cậu cố gắng tìm lại những niềm vui có được cùng người thân.
Mà Hoán Sinh Linh thay thế Henry, vì để không bại lộ thân phận, vắt hết óc ứng đối. Đến khi lớn lên, lại khiến mình lâm vào sự mơ hồ không thể lý giải về sinh mệnh. Đang tìm lại con người thật của mình, khi chúng đối mặt với những suy tư trước mắt, đã đạt được năng lượng và dũng khí, thức tỉnh lại trí nhớ đã ngủ say.
Bộ tiểu thuyết này đượm buồn ngắn ngủi, nhưng bao hàm sự thấu hiểu và khoan dung, khiến người đọc cảm thấy ấm áp. Henry và Hoán Sinh Linh đều không thể thoát khỏi sự thật trước mắt, dù ngoại hình thay đổi, nhưng linh hồn thủy chung thuộc về mình, thủy chung trung với chính mình. Trong tiểu thuyết, mẹ của Henry ngay từ đầu đã biết được sự thật, nhưng không vạch trần thân phận của Sinh Linh, mà giấu trong nội tâm, cho Sinh Linh vô hạn yêu thương và tha thứ.
Trong sách có câu nói, đến một giai đoạn nào đó, chúng ta phải buông quá khứ, mở rộng tấm lòng, mới có thể ôm cuộc sống tươi đẹp. Khi bạn đến bước đường cùng, có lẽ, chỉ có tấm lòng bao dung, mới có thể giúp bạn vượt qua khốn cảnh gian nan; có lẽ, cũng chỉ là lòng biết ơn, mới có thể như ánh mặt trời chiếu sáng thế giới trong tâm hồn, mới có thể mở ra một thế giới xinh đẹp đầy hy vọng.
Theo Việt Đại Kỷ Nguyên