ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vụ chìm phà: Tại sao tôi sống khi bọn trẻ vẫn ở đó?
Friday, April 18, 2014 6:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


“Tại sao một người già cả như tôi lại sống trong khi những đứa trẻ vẫn đang ở đó? Thật xấu hổ quá”, một hành khách được cứu sống đau đớn thốt lên.

Tay nối với sợi dây truyền dịch IV, bà Shin Young Ja, 71 tuổi đang nằm đắp tấm chăn mỏng và điều trị tấm lưng bị gãy và nỗi day dứt của một người sống sót.

“Tại sao một người già cả như tôi lại sống trong khi những đứa trẻ vẫn đang ở đó? Thật xấu hổ quá”, bà nói.

Bà Shin là một trong số 13 người sống sót đang được điều trị tại bệnh viện Mokpo Hankook.

Bà vẫn chưa nghe được tin tức gì từ bốn người bạn đi du lịch cùng trên chuyến phà Sewol bị chìm trong làn nước băng giá tại biển vàng, Hàn Quốc vào sáng hôm thứ 4 (16/4).

Vụ chìm phà: Tại sao tôi sống khi bọn trẻ vẫn ở đó? - Ảnh 1

Bà Shin Young Ja muốn tìm lại và cảm ơn cậu thanh niên đã cứu sống bà

Bà Shin vừa nói vừa lau nước mắt: “Tôi không nghĩ họ sẽ thoát được. Tôi không nhìn thấy tên của họ trong danh sách.”

Từng giờ trôi qua, hy vọng tìm kiếm những người sống sót càng mong manh hơn. Đến hôm nay, số người chết đã tăng lên đến 28 người.

Các nhân viên cứu hộ đang điên cuồng lùng sục khoảng 270 người đang mất tích.

Bà có thể đã là một trong những người xấu số nếu một thanh niên trẻ không kiên quyết cứu bà trong khi bà đã hoàn toàn tuyệt vọng. Bà vẫn muốn tìm lại chàng trai để nói lời cảm ơn.

Chỉ cách nhau vài bước chân

Điều duy nhất khác biệt giữa bà và bốn người bạn chỉ là cách nhau một bước chân. Khi đó, ba người bạn ngồi trên sàn tàu thứ ba ở phòng chung của phà. Trong khi, bà đang ngồi ở phía khác trong phòng đó, đối diện chiếc TV.

Sáng thứ 4, sau khi kết thúc bữa sáng, bà Sin ngồi cách xa những người bạn để xem nhạc kịch. Đột nhiên, bà nghe thấy tiếng la hét của mọi người phía bên kia của căn phòng lúc nó bắt đầu “chìm xuống”.

“Từng cụm người” trượt xuống căn phòng khi chiếc tàu nghiêng đi.

Bà kể lại: “Tôi bám chặt vào một thanh rào trong khi đoàn người bắt đầu trượt về phía tôi.” Chẳng mấy chốc, bà đã bị cuốn theo dòng người như những lớp cờ vây. Mọi người trôi hết về một phía của căn phòng.

Tàu thông báo lớn: “Không được di chuyển. Giữ nguyên vị trí. Bạn sẽ gặp nguy hiểm nếu di chuyển. Hãy ở nguyên tại chỗ.”

Đồng thời, thông báo cũng yêu cầu mọi người mặc áo phao vào. “Sau đó, nước tràn vào như một cơn lốc. Tôi ngồi đó và thấy nước cứ lên cao dần”, bà Shin kể.

Nén vết đau ở lưng, bà Shin mặc áo phao và bơi ngang qua căn phòng đến nơi trú ẩn trên nóc cabin. Nhưng bà không thể bơi lên nổi vì kiệt sức. Một chàng trai đã nhìn thấy và chộp lấy tay bà: “Giữ chặt tay cháu nhé”, cậu thanh niên nói.

“Tôi không thể nắm được”, bà nói bằng chút tàn hơi.

Nhưng cậu ta không bỏ cuộc.

Anh nắm lấy tay bà và cố gắng kéo lên. Cứ trượt lại nắm lại, trượt lại nắm lại. Và cứ thế diễn ra. Cuối cùng, bà đã lên được nóc tàu.

Một thủy thủ đã nhìn thấy liền đập vỡ chiếc cửa kính và họ leo qua.

“Tôi rất mừng”

Trên chiếc tàu cứu hộ, bà chỉ kip nói nhanh: “Tôi rất mừng”. Bà không biết tên và chỉ biết cậu con trai đến từ Gimpo, một vùng ở thủ đô Seoul.

Gia đình bà muốn tìm chàng trai “thậm chí nếu phải dán tờ rơi để tìm kiếm.”

“Tôi rất mừng và muốn cảm ơn cậu bé. Ít nhất tôi muốn mời cậu bé ăn một bữa, bắt tay và ôm cậu vào lòng.

Tôi có thể làm gì thêm nữa?”.

C.K (Theo CNN)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.