Ở Việt Nam lương tăng nhanh hơn năng suất lao động (trong giai đoạn 2009-2012, lương tăng 23,4% nhưng năng suất lao động tăng 5,1%), GS.Kennichi Ohno nhận định.
GS.Kennichi Ohno đến từ Viện Nghiên cứu Chính sách quốc gia Nhật Bản, Giám đốc Diễn đàn Phát triển Việt Nam và ông đã có hơn 20 năm nghiên cứu về nền kinh tế Việt Nam.
Trong bài tham luận của mình tại hội thảo “Tránh bẫy thu nhập trung bình” do Ban Kinh tế Trung ương và Ban Tuyên giáo Trung ương vừa tổ chức tại Hà Nội, ông Kennichi Ohno cho rằng, năm 2008 Việt Nam đã đạt mức thu nhập bình quân đầu người 1.000 USD và trở thành nước có mức thu nhập trung bình thấp.
Việt Nam không nên quá dựa dẫm vào ODA.
Tuy nhiên, từ thời điểm đó đến nay, nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, năng suất kém, chuyển dịch cơ cấu chỉ mang tính hình thức, trì trệ trong các chỉ số xếp hạng toàn cầu và nhiều vấn đề nảy sinh do tăng trưởng.
Bên cạnh đó, vị giáo sư đến từ Nhật Bản còn chỉ ra nhiều bất cập cần được khắc phục sớm như việc tăng trưởng của Việt Nam do tăng đầu tư, không phải do tăng năng suất. Ở Việt Nam lương tăng nhanh hơn năng suất lao động (trong giai đoạn 2009-2012, lương tăng 23,4% nhưng năng suất lao động tăng 5,1%).
Do đó, GS. Kennichi Ohno cho rằng, cần thiết phải thay đổi tư duy chính sách, hoàn thiện về tầm nhìn, mục tiêu và lĩnh vực chính sách. Việt Nam nên phát triển kinh tế bằng sáng kiến và nguồn lực của Việt Nam, đừng quá dựa dẫm vào ODA.
Phúc Phương
Xem thêm video clip : Project Runway Vietnam 2014 hé lộ chuyện hậu trường khốc liệt
2014-04-18 05:00:40
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/viet-nam-khong-nen-dua-dam-vao-oda-a130054.html