Hàng năm trên toàn thế giới sử dụng khoảng 100 tỉ túi nylon, theo ước tính chỉ có khoảng 1/8 túi nylon được tái sử dụng. (AFP)
Rất nhiều người đều tiện tay vứt túi nylon đi sau khi sử dụng, nhưng thói quen xấu ảnh hưởng đến môi trường này có lẽ sẽ sớm được thay đổi, bởi vì nhà khoa học người Mỹ đã phát minh ra một phương thức biến túi nylon thành dầu mazut, khí đốt tự nhiên và một vài phương pháp hữu dụng liên quan đến dầu.
Theo tin tức từ tờ báo Anh Quốc Mail Online, khi túi nylon trong quá trình chuyển hóa thành nhiên liệu sẽ sản sinh ra năng lượng nhiều hơn cả năng lượng cần có để chuyển hóa, đồng thời có thể tạo thành nhiên liệu chuyển tải, bao gồm khả năng có thể trộn với dầu diesel tự nhiên thành hỗn hợp dầu Diesel. Túi nylon vẫn có thể chuyển hóa thành những sản phẩm khác, như khí đốt tự nhiên, dung môi, xăng, sáp nến, cả dầu động cơ, dầu thủy lực và dầu bôi trơn.
Tác giả bài nghiên cứu là tiến sỹ Brajendra Sharma tại Đại học Illinois, tiến sỹ nói: “ bạn chỉ có thể chiết xuất ra 50%~55% dầu đốt từ dầu thô. nhưng do túi nylon vốn được tạo thành bởi dầu thô, vì vậy chúng tôi có thể chiết xuất ra gần 80% dầu đốt”.
Hàng năm trên toàn thế giới sử dụng khoảng 100 tỉ túi nylon, theo ước tính chỉ có khoảng 1/8 túi nylon được tái sử dụng. Số còn lại bị chôn tại điểm xử lý rác, hoặc vứt bừa bãi hoặc trôi nổi trên biển. nhân viên nghiên cứu cho rằng những túi nylon này đều có tại Nam cực và Bắc cực.
Nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra một phương pháp lấy túi nylon chuyển hóa thành dầu thô, nhưng đây là lần đầu tiên chứng minh rằng có thể biến nó thành dầu Diesel. Nhóm nghiên cứu của Tiến sỹ Brajendra Sharma đã tiến hành thêm một bước nghiên cứu mới, lấy dầu thô chuyển hóa thành sản phẩm dầu ứng dụng trong nhiều mục đích khác nhau.
Tiến sỹ Brajendra Sharma cho rằng, nhân viên nghiên cứu của ông có thể lấy ra 30% dầu tạo ra bởi nylon đem trộn với dầu thông thường, thậm chí “phát hiện không có vấn đề về tính tương thích với dầu thông thường”. Ống nói: “ Quá là tuyệt vời. Chúng ta không phải làm gì khác chỉ cần trộn nhiên liệu miễn phí vào dầu với lượng lưu huỳnh siêu thấp là có thể sử dụng”.
Nghiên cứu này kết thúc sẽ được công bố tại tập san《Kỹ thuật Chế biến Nhiên liệu(Fuel Processing Technology)
Nhậm Khải Văn