ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Sức Mạnh Chữa Bệnh Kỳ Diệu của Nghệ Thuật Trình Diễn
Thursday, March 6, 2014 23:04
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Các nghệ sĩ của đoàn biểu diễn Nghệ Thuật Thần Vận đang trình diễn những bài múa đặc trưng của nghệ thuật múa cổ điển Trung Hoa. Trung Y cũng có một giả thuyết giải thích về tác dụng chữa bệnh và giáo dục của trình diễn nghệ thuật.

Các nghệ sĩ của đoàn biểu diễn Nghệ Thuật Thần Vận (Shen Yun) đang trình diễn những bài múa đặc trưng của nghệ thuật múa cổ điển Trung Hoa. Trung Y cũng có một giả thuyết giải thích về tác dụng chữa bệnh và giáo dục của trình diễn nghệ thuật.

Lịch sử của nghệ thuật trình diễn đã có tự lâu đời cùng với nền văn minh của loài người. Đơn giản là vì các hoạt động nghệ thuật trình diễn – ca, kỹ, nhạc, khiêu vũ, hội họa, sáng tác – là một phần thiết yếu trong đời sống con người.

Có người sẽ nói cho bạn biết họ cảm thấy hạnh phúc hơn khi tham gia biểu diễn nghệ thuật, và rất nhiều người cũng nói rằng sức khỏe của họ đã tốt lên như thế nào khi họ có thể hát, nhảy, vẽ tranh, hoặc chơi một nhạc cụ nào đó.

Trung Y cũng có một thuyết giải thích rằng nghệ thuật trình diễn có thể giúp chữa bệnh và có lợi ích cho sức khỏe của con người.

Hệ Ngũ Tạng

Trung Y truyền thống quan sát cơ thể người vượt ra ngoài mức độ cấu trúc. Nó có khả năng hình dung và vẽ lại cơ thể con người với mức độ từ những đường khí mạch năng lượng của cơ thể. Những thầy thuốc Trung Y có thể hiểu được sự liên kết giữa các cơ quan nội tạng và cách mà chúng ta suy nghĩ, cảm nhận, và phản ứng vượt hơn cả những gì mà khoa học hiện đại hiện nay đang nhìn nhận.

Trung Y biết rằng hệ thống các cơ quan nội tạng là một mạng lưới năng lượng tập trung ở năm cơ quan chính: Gan, tim, tỳ (lá lách), phổi, thận.

Mỗi cơ quan nội tạng liên kết với nhau dưới góc độ vật lý và tinh thần. Ví dụ, chúng ta biết được từ y học hiện đại rằng gan chuyển hóa và lọc độc khỏi thức ăn và thuốc. Tuy nhiên, theo Trung Y, gan cũng chịu trách nhiệm về thị giác và tính khí của chúng ta. Gan có trách nhiệm lên kế hoạch, ra quyết định, và đánh giá.

Chúng ta cũng biết rằng thận bài tiết và lọc nước trong cơ thể, nhưng theo Trung Y, chúng cũng phản ánh các chức năng não bộ, nghe nhìn, sức khỏe xương, khả năng sinh con, các chức năng sinh sản, điều khiển hoạt động của ruột và bàng quang, sức mạnh ý chí và động cơ thúc đẩy.

Lá lách, tỳ (lá mía) là cơ quan quan trọng chịu trách nhiệm trong quá trình tiêu hóa và chuyển hóa. Nhờ Trung Y, chúng ta cũng biết rằng lá mía còn giúp chúng ta có khả năng phân tích, suy luận, và xử lý thông tin.

Hình dung ở cấp độ các đường kinh mạch, cơ thể người là một hệ thống mở có liên kết và tương tác liên tục với năng lượng từ môi trường xung quanh. Thế nên, mỗi khi chúng ta nhìn, nghe và cảm nhận sẽ đều có ảnh hưởng lên sức khỏe nội tang, cũng như chúng ta suy nghĩ và làm việc như thế nào trong đời.

Âm thanh ảnh hưởng tới sức khỏe

Trung Y cũng xác định 5 loại âm thanh chính. Mỗi loại có một ảnh hưởng khác nhau lên chức năng nội tạng khác nhau. Ngũ âm này còn cọi là “Cung,” “Chủy,” “Thương,” “Giốc,” và “Vũ.”

Khi ngũ âm được sắp xếp một cách êm ái cân bằng, chúng sẽ có tác dụng tốt lên ngũ tạng. Kết quả là, tổ hợp âm thanh cân bằng và êm ái sẽ giúp cân bằng năng lượng của cơ thể và tinh thần.

Cũng rất có lý khi cho rằng khả năng chữa bệnh của âm nhạc đã được ghi nhận trong suốt lịch sử. Ai cũng có thể cảm nhận được điều này.

Khi Yo Yo Ma (1) được hỏi về khả năng chữa bệnh của âm nhạc, anh ta trả lời đơn giản, “Không phải đó là lý do âm nhạc tồn tại sao?”

Ngày hôm nay, rất nhiều bệnh viện, tổ chức y tế và trung tâm thể dục thể thao sử dụng âm nhạc như một phương pháp trị liệu. Các nhà khoa học từ Đại Học Stanford thấy rằng những bệnh nhân cao niên có triệu chứng trầm cảm trở nên tự tin và cải thiện tâm trạng sau khi áp dụng phương pháp này.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nghe những giai điệu hay có thể làm giảm huyết áp, ổn định nhịp tim, giải tỏa tăng thẳng, và giảm những lo lắng trước giai đoạn điều trị, tăng cường tập trung và sáng tạo, giảm thiểu phụ thuộc vào thuốc giảm đau và an thần (trước và sau khi giải phẫu), giảm bớt buồn nôn sau khi hóa trị, và cũng cải thiện sự ổn định của bệnh nhân Parkinson.

Không nghi ngờ gì ở Trung Hoa kí tự của chữ “nhạc” chính là chữ nằm giữa chữ “Y”. Thật ra, có một truyền thuyết kể lại rằng ký tự dành cho Y Học trong tiếng Trung bắt nguồn từ một sự kiện lịch sử liên quan tới âm nhạc. Chuyện rằng Hoàng Đế, hay Huangdi, đã thắng một vị thần chiến tranh tên là Chi You bằng cách dùng tiếng trống hùng mạnh của những người lính.

Lúc đó, trống thường được dùng để truyền sức mạnh dũng cảm và để chiếm ưu thế trong một trận đánh. Trong cuộc chiến đó, tiếng trống của những người lính đánh gục tinh thần của kẻ thù.

Hoàng Đế nhân từ đã tạo ra một dụng cụ âm nhạc có dây được thiết kế để chữa lành nỗi đau bại trận của họ, nhằm đưa họ trở lại với cuộc sống. Vì thế, âm nhạc được dùng để chữa bệnh. Sau đó, thảo mộc cũng được sử dụng, do đó chữ âm nhạc và thảo mộc được kết hợp cùng nhau.

Tầm quan trọng của màu sắc

Màu sắc, được truyền đi cùng với ánh sáng, cũng là năng lượng. Nó tương tác với thân thể, tâm trí, và linh hồn của chúng ta. Liệu pháp màu sắc đã được sử dụng để chữa bệnh từ thời cổ đại. Bằng chứng lâm sàng cho thấy rằng liệu pháp màu sắc có thể làm thay đổi cảm xúc và huyết áp.

Có năm màu cơ bản được ghi nhận trong y học Trung Quốc: Xanh , đỏ, vàng , trắng, và đen. Mỗi màu sắc tương ứng với một cơ quan cụ thể :

  • Màu xanh lá tương ứng với gan

  • Màu đỏ tương ứng với tim

  • Màu vàng tương ứng với lách

  • Màu trắng tương ứng với phổi

  • Màu đen tương ứng với thận

Cảm xúc

Mỗi hệ thống nội tạng có liên quan đến cảm xúc. Nếu âm thanh và màu sắc ảnh hưởng đến năng lượng cơ quan nội tạng con người, chúng cũng ảnh hưởng đến cảm xúc. Mỗi cơ quan nội tạng gắn liền với một cảm xúc đặc biệt:

  • Gan ảnh hưởng tới sự nóng giận

  • Tim ảnh hưởng tới sự vui sướng

  • Lách ảnh hưởng tới sự lo lắng

  • Phổi ảnh hưởng tới sự buồn rầu

  • Thận ảnh hưởng tới sự sợ hãi

Cảm xúc bình thường thì không hại sức khỏe. Tuy nhiên, khi những cảm xúc trở nên quá mức và không thể kiểm soát, nó sẽ tác động tiêu cực đến tâm trí, thân thể, và linh hồn của chúng ta bằng cách ảnh hưởng đến năng lượng của các hệ thống nội tạng của con người.

Mặt khác, khi năng lượng của hệ thống cơ quan bị xáo trộn do những lý do nào đó, chúng ta cũng sẽ xuất hiện vấn đề về tâm tính. Vì thế, bất kỳ điều gì có thể giúp người ta duy trì sự ổn định hoặc thậm chí thay đổi hoàn toàn cảm xúc sẽ có sức mạnh chữa lành bệnh.

Để tăng cường sức khỏe và chữa lành bệnh một cách tự nhiên, chúng ta nên dành thời gian tới xem các cuộc trình diễn thật sự với màu sắc, âm nhạc mỹ diệu.

Tiến sĩ Yang là một chuyên gia tâm thần được cấp chứng nhận và là một bác sĩ thế hệ thứ tư của y học Trung Quốc. Ông hành nghề y tư nhân ở thành phố New York . Trang web của ông là taoinstitute.com

Ghi chú của người dịch :

(1) Mã Hữu Hữu sinh ngày 7 tháng 10, 1955 là một nghệ sĩ bậc thầy về cello quốc tịch Mỹ. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng như Giải Grammy, Huân chương Quốc gia về Nghệ thuật năm 2001 và Huân chương Tự do Tổng thống năm 2011. Wikipedia

Jingduan Yang, M.D

Nguồn: Vietdaikynguyen.com

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.