ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: khoahocvadoisong
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cây khổ sâm Chữa bệnh đường tiêu hóa
Monday, February 17, 2014 8:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tên khác: Kê cốt hương, cù đèn, co chạy đón.

Mô tả: Đây là loại cây thấp, cao 1-1,5mét. Lá mọc so le, lá hình mũi mác, dài 5–9 cm, rộng 2–3 cm, bìa nguyên, đầu nhọn. Hai mặt lá có lông mịn, mặt dưới lá có ánh bạc. Hoa nhỏ trắng mọc thành chùm ở nách lá hoặc đầu cành, đơn tính cùng gốc. Mùa hoa quả tháng 5-8. Quả có 3 mảnh vỏ, hạt hình trứng, màu nâu.

Bộ phận dùng: Lá

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi, trong các vườn gia đình hoặc vườn thuốc ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Thường trồng bằng gieo hạt hay trồng bằng cành vào mùa xuân, Thu hái lá khi cây đang có hoa, đem phơi hoặc sấy khô. Khi dùng sao vàng.

Tính vị, tác dụng: Lá Khổ sâm có vị đắng, hơi ngọt, hơi chát, tính mát hay bình, có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc, sát trùng.

Công dụng: Chữa ung nhọt, lở loét, viêm mũi, ỉa ra máu, viêm loét dạ dày-tá tràng, lỵ, đau bụng, tiêu hoá kém. Ngày dùng 15-20g lá sao vàng, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lấy nước sắc đặc để rửa, chữa mụn nhọt, lở ngứa.

Bài thuốc kinh nghiệm: Có thể dùng một trong những bài thuốc sau:

Bài 1. Chữa loét dạ dày tá tràng:

a. Phương 1:

Lá khổ sâm 12g

Lá khôi 40g

Bồ công anh 20g

Uất kim 12g

Hậu phác 12g

Ngải cứu 8g

Cam thảo 8g

Cách dùng: Sắc uống, hoặc nấu cao pha siro uống.

b. Phương 2 :

Lá khổ sâm 12g

Bồ công anh 12g

Nhân trần 12g

lá Khôi 10g

Chút chít 10g

Cách dùng: Tán bột, mỗi ngày uống 30g với nước đun sôi để nguội.

Bài 2. Chữa đau bụng lâm râm, hay sau khi ăn đau bụng, khó tiêu:

Lá Khổ sâm 40g

dây ngấy hương 40g

Cách dùng: phơi khô, thêm 3 lát gừng, sắc uống. Thường dùng sắc 2 thứ lá trên uống thay trà.

Bài 3. Chữa kiết lỵ hay đau bụng đi ngoài:

Dùng lá Khổ sâm và lá Phèn đen mỗi thứ một nắm sắc uống, hoặc lá Khổ sâm, Rau sam, Cỏ sữa, Nhọ nồi, Lá mơ lông, mỗi vị 10g sắc uống, ngày 1 thang.

Bài 4. Chữa đau bụng không rõ nguyên nhân:

  • Hái mấy lá Khổ sâm, nhai với mấy hạt muối; nếu có nôn hay sôi bụng thì nhai với một miếng gừng sống.

Bài 5. Chữa vẩy nến:

Khổ sâm 15g

Huyền sâm 15g

Kim ngân 15g

Sinh địa 15g

quả ké 10g

Cách dùng: tán bột làm thành viên, ngày uống 20-25g.

Bài 6. Chữa khắp mình nổi mẩn ngứa, muốn gãi luôn:

Dùng lá Khổ sâm, Kinh giới, lá Đắng cay, lá Trầu không, nấu nước xông và tắm rửa.

TTƯT BSCK II Nguyễn

Filed under: Bệnh tiêu hóa

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.