Tôi được báo Tia Sáng đề nghị viết bài cho chủ đề “Vốn xã hội ở Việt Nam”. “Vốn xã hội” tự nó đã là một đề tài mênh mang với bao nhiêu lý thuyết khác nhau và bao nhiêu định nghĩa càng ngày càng rắc rối.
“Vốn xã hội ở Việt Nam” lại càng khó quan niệm hơn trên thực tế, vì xã hội chưa thực sự có xã hội dân sự. Thiếu khả năng để đi vào đề tài đề nghị, tôi có thể đứng bên lề góp một bài ngắn mua vui đầu năm ?
Đây là một bài ngắn, rất ngắn và rất đơn giản, tôi vừa đọc trong tạp chí Le Monde des Religions vừa xuất bản, tháng 2 và 3-2013, tôi xin dịch nguyên văn dưới đây. Tác giả của bài viết, Alexandre Jollien, một nhà triết học Thụy Sĩ, thuật lại chuyến thăm viếng tu viện của nhà sư Matthieu Ricard ở Kathmandu, Nepal. Matthieu Ricard quá danh tiếng trên thế giới và quá quen thuộc với độc giả Việt Nam, tôi khỏi phải dài dòng giới thiệu. Chỉ xin nhắc lại rằng ông là nhà khoa học đã từ bỏ Viện nghiên cứu Pasteur ở Pháp để khoác áo thầy tu và trở thành trợ tá cho ngài Đạt Lai Lạt Ma trên thế giới. Dù đứng ở bên lề, tôi cũng sẽ có đôi câu có liên quan đến chuyện “vốn”; tôi sẽ nói ở cuối bài dịch mà nhan đề là “Một bài học về đời sống ở Kathmandu”.
default-facebook
Bài viết được đăng bởi http://zeroenergyvn.blogspot.com