Đã đến lúc cần bỏ qua chỉ số GDP
Wednesday, January 22, 2014 18:50
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Robert F. Kennedy đã từng nói rằng, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho ta biết “mọi thứ trừ những thứ đáng giá trong cuộc sống”. Chỉ số này được một nhà kinh tế học người Mỹ Simon Kuznets phát triển theo yêu cầu của chính quyền liên bang những năm 1930. Thời đó, người ta không có cách nào để biết được chính xác thì nền kinh tế đang tốt lên hay xấu đi, tất cả chỉ là quan điểm cá nhân của các chuyên gia. Tuy vậy ngay từ trước khi Liên Hợp quốc yêu cầu các quốc gia thu thập dữ liệu để tính GDP, Simon Kuznets đã sớm lo ngại về việc GDP có thể bị lạm dụng và khiến mọi người nhầm lẫn mức độ nhộn nhịp của các hoạt động kinh tế với sự thịnh vượng thật sự của các quốc gia.
GDP chủ yếu đo đạc được tổng khối lượng giao dịch kinh tế diễn ra trên thị trường, và hoàn toàn không tính đến những yếu tố như hệ quả xã hội của hoạt động kinh tế gây ra, hậu quả với môi trường và chênh lệch giàu nghèo. Nếu một tập đoàn dùng GDP là kim chỉ nam để hành động, ta sẽ có thể dự đoán được tập đoàn đó sẽ theo đuổi chiến lược tối đa doanh thu thuần, mặc cho lợi nhuận có thể bị giảm sút, hiệu quả lao động không đảm bảo, phát triển không bền vững và mất đi khả năng nhạy bén với các cơ hội mới. Đó là một phương cách phát triển không bền vững (ví dụ điển hình là trường hợp của Enron). Tuy vậy từ sau thế chiến thứ 2, GDP trở thành chỉ tiêu theo đuổi chính của gần như tất cả các quốc gia trên thế giới.(1) Ở thời đó, tỷ lệ thất nghiệp đang rất cao, các hoạt động kinh tế bị đình trệ; phát triển kinh tế và tăng thu nhập là yếu tố cần thiết để giảm thiểu các mâu thuẫn xã hội, ngăn ngừa một cuộc chiến có thể tái bùng nổ. Tuy vậy, hiện trạng của thế giới ngày nay khác xa với tình hình của những năm 1944, thời điểm mà GDP chính thức được công nhận và sử dụng rộng rãi qua hội nghị diễn ra ở Brentton Woods.
Bài viết được đăng bởi http://zeroenergyvn.blogspot.com