ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: thoibaokinhdoanh.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Những “điểm nhấn” của chính sách tiền tệ
Tuesday, November 5, 2013 22:06
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Thời báo Kinh Doanh) – Nhìn lại thị trường tiền tệ 2 năm qua để thấy có những điểm nhấn trong chính sách điều hành để đạt được những thành tựu nhất định. Vẫn biết, còn có những điểm thị trường chưa hài lòng, nhưng với kết quả về lãi suất, tái cấu trúc, lạm phát… mà chính sách tiền tệ đã đạt được thì cần phải ghi nhận.

Những chuyển biến tích cực nhất trong 2 năm qua là lạm phát giảm nhanh từ 23% vào tháng 8/2011 xuống còn 6,9% vào tháng 6/2012 và lạm phát trong 9 tháng đầu năm 2013 chỉ tăng 4,63% so với cuối năm 2012. Tình trạng hỗn loạn về lãi suất huy động đã được ngăn chặn và chấm dứt, kể cả trên thị trường liên ngân hàng, mặt bằng lãi suất huy động từng bước ổn định.

Thanh khoản của hệ thống ngân hàng cải thiện và ổn định dần, mặt bằng lãi suất cho vay giảm mạnh từ 17 – 20%, vào cuối năm 2011, xuống 8 – 13% hiện nay. Cơ cấu tín dụng chuyển biến tích cực theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, giảm tín dụng ngoại tệ và tăng tín dụng VND…

Lãi suất giảm nhanh và mạnh

Điểm quan trọng nhất trong chính sách tiền tệ trong 2 năm qua đó là tốc độ giảm nhanh và mạnh của lãi suất. Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tài chính tiền tệ (NHNN), với việc thực hiện chủ động, linh hoạt quy định trần lãi suất huy động bằng VND từ năm 2011 tới nay, mặt bằng lãi suất huy động đã giảm mạnh, giảm khoảng 7 – 10%/năm so với thời điểm giữa năm 2011.

Hiện nay, lãi suất huy động của các TCTD phổ biến: không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng ở mức 1 – 1,2%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng ở mức 5 – 7%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng ở mức 6,5 – 7,5%/năm, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 7,5 – 9%/năm, phù hợp với kỳ vọng lạm phát đến cuối năm 2013 và cả năm 2014.

“Việc giảm lãi suất huy động tạo điều kiện cho các TCTD giảm mạnh lãi suất cho vay để chia sẻ khó khăn đối với các DN. Đến nay, mặt bằng lãi suất cho vay giảm khoảng 9 – 12%/năm so với thời điểm giữa năm 2011 và đã trở về mức lãi suất của giai đoạn 2005 – 2006, thấp hơn năm 2007. Hiện lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện ở mức 7 – 9%/năm, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ở mức 9 – 11%/năm, trong đó, đối với khách hàng tốt lãi suất cho vay chỉ từ 6,5 – 7%/năm”, bà Hồng nhấn mạnh.

Có được kết quả này là do NHNN luôn bám sát diễn biến thị trường tiền tệ, giám sát chặt chẽ và hỗ trợ thanh khoản kịp thời cho các TCTD. Thị trường liên ngân hàng ổn định, mặt bằng lãi suất đã giảm từ 13 – 14%/năm vào cuối năm 2011 xuống 5 – 6%/năm vào cuối năm 2012, lãi suất cho vay qua đêm chỉ còn 2,5 – 3,2%/năm.

Đây là mức giảm nhanh và sâu nhất trong nhiều năm trở lại đây, tạo điều kiện hạ lãi suất cho vay đối với DN và nền kinh tế. Thanh khoản của các TCTD được cải thiện tích cực, các tỷ lệ và chỉ tiêu an toàn hệ thống ngân hàng được đảm bảo.

Lần đầu tiên, bài toán tái cấu trúc hệ thống ngân hàng được đặt ra và thực hiện quyết liệt, đã xử lý được những ngân hàng yếu kém. Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng được cải thiện, các giải pháp tăng cường an toàn hoạt động ngân hàng được chú trọng thực hiện.

Bước tiến trong tái cấu trúc

Chỉ trong khoảng 2 năm, đã diễn ra 4 thương vụ sáp nhập, hợp nhất ngân hàng, phù hợp với quan điểm của NHNN. Cuối năm 2011, lần đầu tiên NHNN chính thức chấp thuận sự hợp nhất tự nguyện của 3 ngân hàng TMCP, là Ngân hàng TMCP Đệ nhất (FicomBank), ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), tên gọi sau hợp nhất là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

Ngày 28/8/2012, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) chính thức sáp nhập vào ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) dựa trên “Biên bản ghi nhớ số 01/2012 ngày 8/3/2012 HBB – SHB” mà hai bên đã ký với nhau ngày 7/3/2012.

Quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đã tiến dần thêm một bước khi đề án hợp nhất PVFC và Western Bank được hoàn thành với thương hiệu mới Pvcombank. Ngày 8/9/2013, PVF và Western Bank đã tiến hành tổ chức ĐHCĐ lần đầu thảo luận về việc hợp nhất 2 ngân hàng, sau khi đề án hợp nhất được NHNN phê duyệt. Ngân hàng hợp nhất có tên là PVCombank, vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng và tổng tài sản 100.000 tỷ đồng. Ngày 1/10/2013, PVCombank đã chính thức đi vào hoạt động.

Đồng thời, ngân hàng yếu kém còn lại (trong số 9 ngân hàng yếu kém) chưa có phương án tái cấu trúc là GPBank cũng đã hé mở hướng xử lý mới. NHNN khẳng định đang xem xét, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tái cơ cấu GPBank trên cơ sở có sự tham gia vốn của TCTD nước ngoài. Theo nguồn tin của Thời báo Kinh Doanh, TCTD nước ngoài này có thể là United Overseas Bank (UOB), ngân hàng của Singapore và hiện đang là cổ đông chiến lược của Ngân hàng Phương Nam.

Vào thời điểm cuối tháng 9, ĐHCĐ bất thường của ngân hàng Đại Á và HDBank đã thông qua việc sáp nhập 2 ngân hàng. Ngân hàng sau sáp nhập sẽ giữ tên HDBank trong khi thương hiệu Đại Á sẽ mất đi. Ngân hàng sau sáp nhập sẽ có vốn điều lệ là 8.100 tỷ đồng, có mạng lưới hoạt động hơn 200 điểm giao dịch trên cả nước và có hơn 3.600 cán bộ nhân viên.

Vẫn biết rằng trong 2 – 3 năm tới, ngân hàng sau hợp nhất sẽ cần thời gian để ổn định lại tổ chức, sắp xếp nhân sự cũng như xử lý nợ xấu. Hiệu quả của việc tái cấu trúc thông qua hợp nhất chỉ được đánh giá chính xác sau thời gian này. Nhưng những kết quả này phần nào cho thấy những nỗ lực đáng ghi nhận của chính sách tiền tệ.

Minh Huệ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.