ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: giadinh.net.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Những bộ phim kinh điển về giáo viên
Monday, November 18, 2013 21:30
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghề giáo luôn được coi là nghề cao quý nhất và đã không ít lần được đưa lên màn ảnh với những thước phim cảm động và chân thực.

Một giáo viên tốt là người có thể truyền cảm hứng để tạo nên những sự khác biệt cho học sinh của mình, hướng dẫn và giúp đỡ họ tại một số thời điểm rất quan trọng trong cuộc sống của những người trẻ tuổi này. Nhưng công việc này không hề đơn giản khi giữa giáo viên và học sinh luôn có những xung đột, mâu thuẫn vì khoảng cách tuổi tác giữa hai thế hệ dẫn đến những khác biệt trong suy nghĩ. Bằng tình yêu thương cũng như sự động viên và khuyến khích, họ đã khiến những học sinh của mình phải thay đổi cách nhìn và tin vào những giá trị tích cực của bản thân. Chính điều đó đã truyền cảm hứng cho các nhà làm phim Hollywood để đưa lên màn ảnh những bộ phim cảm động và đầy tính nhân văn.

Dưới đây là những bộ phim về giáo viên đáng xem nhất của điện ảnh thế giới:

The miracle worker (1962)

Những bộ phim kinh điển về giáo viên 1  
The miracle worker là một câu chuyện hấp dẫn nói về cuộc chiến vượt qua những trở ngại tưởng như không thể và cuộc đấu tranh để có thể giao tiếp giữa cô giáo Annie Sullivan (Anne Bancroft) và cô bé Helen Keller (Patty Duke). Ngay từ khi còn bé, Helen Keller đã bị mù, câm và điếc do mắc bệnh ban đỏ.
Bị niêm phong với thế giới bên ngoài, Helen không thể giao tiếp với ai và điều đó đã dẫn đến tính khí thất thường của cô bé. Helen thường không kiểm soát được cơn giận dữ của mình và trút thịnh nộ vào những người xung quanh. Quá sợ hãi và tuyệt vọng, cha mẹ của Helen đã tìm sự giúp đỡ của viện Perkins, nơi dành cho những học sinh bị mù. Annie Sullivan, một cựu học sinh ở đây đã được gửi đến làm gia sư cho cô bé. Bằng tình yêu và sự kiên trì của mình, cô giáo Annie giải phóng Helen khỏi nhà tù của bóng tối và sự im lăng, dạy cho cô bé biết cách giao tiếp và hiểu được thế giới bên ngoài.

The miracle worker là bộ phim được làm từ năm 1962 của đạo diễn Arthur Penn, dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của William Gibson. Với cốt truyện hấp dẫn và cảm động cùng diễn xuất tuyệt vời của hai nữ diễn viên Anne Bancroft và Patty Duke, bộ phim đã chiếm được tình cảm của các khán giả thời bấy giờ. The miracle worker đã nhận được 5 đề cử Oscar, giành được hai giải thưởng là Nữ diễn viên xuất sắc nhất cho Anne Bancroft và Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất cho Patty Duke.

Stand and deliver (1988)

Những bộ phim kinh điển về giáo viên 2  
Stand and deliver là bộ phim được sản xuất vào năm 1988, dựa trên câu chuyện có thật về giáo viên dạy toán Jaime Escalante ở một trường trung học. Luôn phải đối mặt với những học sinh ngỗ nghịch và phá phách nhưng Jaime (Erward James Olmos) dần dần nhận ra những tiềm năng chưa được khai phá ở bọn trẻ và tìm cách thay đổi môi trường văn hóa để chúng đạt được những kết quả xuất sắc trong học tập. Các học sinh bắt đầu tham gia lớp học mùa hè về toán học với Jaime, mặc cho những giáo viên khác trong trường hoài nghi về khả năng của họ.
Nhờ Jaime mà cả lớp đã vượt qua kỳ thi AP Calculus nhưng nhiều người đã nghi ngờ kết quả này là gian lận. Jaime đã đứng lên bảo vệ các học trò của mình và đòi tổ chức thi lại để chứng minh học sinh của ông trung thực. Các học sinh trong lớp cuối cùng cũng thành công khi vượt qua kỳ thi lại và xua tan những định kiến bấy lâu về họ.

Stand and deliver chứa đựng một thông điệp ý nghĩa dành cho các nhà giáo: đó là phải luôn tin tưởng vào những học sinh của mình và giúp đỡ họ trở thành những học sinh xuất sắc bằng chính nhiệt huyết của bản thân.

Lean on me (1989)

Những bộ phim kinh điển về giáo viên 3  

Năm 1987, trường trung học Eastside ở Paterson, New Jersey đang dần trở nên mục nát với những băng đảng bạo lực trong trường, không những đánh nhau mà học sinh còn đánh cả thầy cô giáo và buôn bán ma túy. Các cơ quan nhà nước đã quyết định đóng cửa trường học nếu 75% học sinh không vượt qua bài kiểm tra kỹ năng cơ bản. Trước tình hình này, Joe Clark (Morgan Freeman) đã được mời về làm hiệu trưởng ngôi trường mà ông đã từng làm giáo viên cách đây 20 năm. Bằng tinh thần sắt đá và biện pháp kỷ luật cứng rắn, Joe Clark đã khiển trách toàn bộ giáo viên trong trường vì cho rằng họ chính là nguyên nhân khiến tình hình trở nên như vậy. Ông cũng thẳng tay đuổi hàng trăm học sinh tham gia buôn bán ma túy và gây rối. Điều này đã vấp phải sự phản đối của rất nhiều học sinh và phụ huynh nhưng chính những biện pháp này đã dần dần làm thay đổi diện mạo của ngôi trường.

Lean on me là bộ phim dựa trên câu chuyện có thật về thầy hiệu trưởng Joe Clark của trường trung học Eastside. Năm 2008, ông đã xuất hiện trên trang bìa tạp chí Time với những khen ngợi về cách giáo dục tuy gây nhiều tranh cãi nhưng lại góp phần cải thiện và mang lại một diện mạo mới cho ngôi trường tưởng như không còn gì để cứu vãn.

Dead Poets Society (1989)

Những bộ phim kinh điển về giáo viên 4  

Dead Poets Society là bộ phim kể về một giáo viên dạy tiếng Anh, người đã truyền cảm hứng cho các học sinh thông qua cách giảng dạy của mình về thơ ca. Neil Perry, Todd Anderson, Knox Overstreet, Charlie Dalton là những chàng trai theo học Học viện Welton, một nơi mà các học sinh luôn bị bó buộc bởi các quy tắc và sự áp đặt. Một ngày nọ, giáo viên tiếng Anh John Keating (Robin Williams) được nhận vào đây. Với tư tưởng cấp tiến, những bài học của John không hề đi theo bất cứ khuôn mẫu nào của học viện này. Ông cho phép học sinh gọi mình là thuyền trưởng vì quan niệm rằng người giáo viên cũng giống như thuyền trưởng của một con tàu, giúp học sinh khám phá những điều mới mẻ bên ngoài cuộc sống. Ông cũng giúp cho các học sinh của mình cảm nhận được những khía cạnh khác nhau của các bài thơ với cách học mới mẻ. Không những thế John còn cho phép học sinh đứng lên bàn làm việc của mình để có thể giúp chúng nhìn thế giới theo một cách khác. Các chàng trai trong lớp quyết định thành lập câu lạc bộ văn học mang tên Dead Poets Society và nhờ nó mà có quyết tâm theo đuổi ước mơ cũng như nói lên suy nghĩ của mình.

Sau khi ra mắt, bộ phim đã nhận được rất nhiều đánh giá tích cực của các nhà phê bình. Dead Poets Society được đánh giá là bộ phim giáo viên nổi tiếng nhất của mọi thời đại và John Keating cũng trở thành vai diễn được coi là xuất sắc nhất trong sự nghiệp của nam diễn viên Robin Williams.

Music of the heart (1999)

Những bộ phim kinh điển về giáo viên 5  

Music of the heart là bộ phim được làm dựa trên câu chuyện có thật về một giáo viên, người đã nỗ lực đem đến cho những trẻ em kém may mắn những khát vọng trong cuộc sống thông qua âm nhạc. Câu chuyện bắt đầu khi Roberta Guaspari (Meryl Streep) rơi vào cuộc khủng hoảng tinh thần và có ý định tự tử vì bị chồng bỏ rơi. Với sự động viên của mẹ mình, cô đã quyết tâm làm lại cuộc đời. Qua sự giới thiệu của một người bạn, Roberta đã xin vào dạy nhạc ở một trường trung học ở Đông Harlem để có tiền trang trải cuộc sống. Mặc dù là một nghệ sĩ violin tài giỏi nhưng cô lại không có kinh nghiệm trong giảng dạy. Không chỉ ban giám hiệu mà các phụ huynh cũng như học sinh đều cảm thấy nghi ngờ về lớp học âm nhạc của Roberta khi đó là một điều quá xa xỉ đối với những đứa trẻ lớn lên trong nghèo khó. Với quyết tâm và tình thương dành cho lũ trẻ, cô đã truyền cảm hứng cho chúng và khiến buổi hòa nhạc của các học sinh trong trường dần dần thu hút được sự chú ý của công chúng. 10 năm sau, bỗng nhiên ngân sách dành cho trường bị cắt và Roberta bị mất việc. Không bỏ cuộc, cô đã đứng lên kêu gọi sự hỗ trợ của các phụ huynh và giáo viên để tổ chức một buổi hòa nhạc nhằm quyên góp tiền để chương trình có thể tiếp tục.

Thành công của bộ phim phải kể đến diễn xuất tuyệt vời của nữ diễn viên Meryl Streep trong vai Roberta Guaspari. Với vai diễn này bà đã nhận được đề cử Oscar và Quả cầu vàng cho hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất.

Freedom Writers (2007)

Những bộ phim kinh điển về giáo viên 6  

Erin Gruwell (Hilary Swank) là giáo viên mới ra trường, xin vào dạy Anh văn tại trường trung học Wilson. Nhưng quả là một thử thách không nhỏ đối với Erin khi lớp học của cô bao gồm những học sinh cá biệt với những cuộc chiến băng đảng liên tục diễn ra trong lớp. Những học sinh này tự thành lập những nhóm chủng tộc trong lớp, bao gồm châu Á, da đen và Mỹ La Tinh. Erin dần nhận ra không chỉ căm ghét lẫn nhau mà những học sinh này còn rất ghét cô vì cô là người da trắng. Một ngày nọ, Erin mang đến lớp một cuốn sổ, cô muốn các học sinh của mình mỗi ngày đều phải viết vào cuốn sổ này để có thể thấu hiểu và sẻ chia với những tâm sự mà chúng vẫn luôn giấu kín. Những đứa trẻ bắt đầu cởi mở hơn và chia sẻ về hoàn cảnh cũng như suy nghĩ của chúng thông qua quyển nhật ký: đứa thì bị chính bố mẹ của mình ngược đãi, đứa thì bị đuổi ra khỏi nhà, đứa thì tận mắt chứng kiến bạn mình bị giết chết…Để có tiền mua sách và đưa các học sinh của mình tham gia những hoạt động ngoại khóa, Erin đã làm công việc bán thời gian vào buổi tối. Không những thế cô còn vấp phải sự khinh miệt của các đồng nghiệp vì cách giáo dục không chính thống của mình.

Freedom Writers được làm dựa trên cuốn sách Freedom Writers Diary của giáo viên Erin Gruwell. Nó đã lấy đi rất nhiều nước mắt của người xem bởi câu chuyện xúc động với thông điệp ý nghĩa về cách giáo dục học sinh trong nhà trường và sự phân biệt chủng tộc trong xã hội Mỹ thời bấy giờ. Không những được đón nhận bởi các khán giả và những nhà phê bình, bộ phim còn mang về doanh thu phòng vé hơn 43 triệu đô.

Theo Trúc An
2Sao

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.